Thay thế tín dụng đen
Trước khi tài chính tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây, tín dụng đen với lãi suất cao quá mức đã quá quen thuộc trên mọi ngõ ngách từ thành thị đến nông thôn. Sự xuất hiện của tín dụng tiêu dùng đã đem đến điều kỳ diệu cho nhiều người thật sự cần các khoản vay nhỏ. Mặc dù chưa hoàn toàn xóa sạch tín dụng đen và hệ quả của nó, nhưng tín dụng tiêu dùng đã phần nào khiến giới cho vay nặng lãi "thất nghiệp".
Chỉ mới năm ngoái, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá một đường dây cho vay bất hợp pháp trong đó 200 người dân vướng vào một vụ cho vay nặng lãi cầm đầu bởi một tổ chức tín dụng đen có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, với tổng giá trị khoản vay lên tới hơn 510 tỷ đồng. Lãi suất tới 1.000 phần trăm và những vụ quấy rối, tấn công, thậm chí cái chết là những gì mà người đi vay và những người đòi nợ phải chịu nếu chậm trả lãi.
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa ước tính quy mô của thị trường tín dụng đen ở Việt Nam vào mức hàng chục triệu đô la và gọi đó là gánh nặng của nền kinh tế. “Cần phải dẹp bỏ tín dụng đen bằng cách cấp phép, tạo điều kiện cho các công ty tài chính hoạt động minh bạch nhưng chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác,” ông Nghĩa nói.
Một trong những đơn vị người tiên phong trong lĩnh vực này là FE Credit, một được thành lập khá sớm và đã trở thành công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam về thị phần. Sự tồn tại của FE Credit, và toàn bộ ngành tài chính tiêu dùng, đã làm tốt vai trò trong việc giúp người dân tiếp cận hoạt động cho vay minh bạch.
Phó chủ tịch và Tổng Giám đốc FE Credit, Kalidas Ghose nói rằng tài chính tiêu dùng không chỉ giúp giảm mức tín dụng đen xuống mức gần như không đáng kể mà còn thiết lập hành vi tài chính lành mạnh cho khách hàng.
“Tài chính tiêu dùng đã ngăn chặn tín dụng đen và giúp người vay tiếp cận tín dụng dễ dàng nhằm cải thiện cuộc sống hay phát triển kinh doanh. Đi kèm với đó là khả năng kích cầu bán lẻ trong thị trường tiêu dùng nhanh và hàng tiêu dùng lâu bền, nơi khách hàng có thể chi tiêu nhiều hơn nhờ được hỗ trợ bởi các khoản vay tiêu dùng. Bằng cách này, chúng tôi hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển,” ông Ghose chia sẻ.
Ngoài ra, theo vị CEO này, các giải pháp và nền tảng cho vay số hóa được giới thiệu gần đây sẽ thiết lập một hệ sinh thái tài chính số cho Việt Nam, đẩy mạnh thanh toán điện tử và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giảm thiểu sử dụng tiền mặt vào năm 2020 của chính phủ, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong tương lai.
Giáo dục người tiêu dùng
Sẽ cần nhiều hơn một mục đích tốt đẹp đằng sau mỗi công ty tài chính tiêu dùng để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành này tại Việt Nam. Đó là các hoạt động giáo dục cho đại bộ phận người dân để giúp họ hiểu được tín dụng tiêu dùng thực sự là gì và hình thức vay này sẽ giúp họ nâng cao cuộc sống ra sao. Qua đó, bản thân các doanh nghiệp tài chính tiêu dùng và khách hàng của họ đều cảm thấy hài lòng.
Trong một buổi tập huấn kiến thức về thị trường tài chính tiêu dùng vào tháng 10 năm ngoái tại Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV Cấn Văn Lực nêu quan điểm một trong những lý do khiến tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam chưa phát triển là do hiểu biết còn hạn chế của người dân về hoạt động cho vay này.
Tín dụng tiêu dùng, theo ông Lực, chỉ chiếm khoảng 18% tổng dư nợ tín dụng hiện tại của Việt Nam, và chỉ ở mức 12% nếu bỏ đi các khoản mua nhà. So với Trung Quốc nơi tín dụng tiêu dùng đạt 21% trong tổng số các khoản vay năm 2017 và lên tới 75% nếu tính gộp tín dụng cho vay mua/sửa nhà, tiềm năng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam còn rất lớn.
Trách nhiệm cộng đồng
Để tiếp tục củng cố nhận thức của khách hàng về tín dụng tiêu dùng và hỗ trợ cộng đồng địa phương, các công ty tài chính tiêu dùng như FE Credit đã tổ chức nhiều sự kiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong suốt nhiều năm qua.
FE Credit đã triển khai tặng vé xe và các gói bảo hiểm miễn phí cho công nhân trong các khu công nghiệp ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai...
Theo vị CEO, các sự kiện như vậy không phải là trách nhiệm của họ với xã hội và cộng đồng, mà là cơ hội cho công ty cung cấp kiến thức đúng đắn về tài chính tiêu dùng cho các công nhân, người sau đó sẽ truyền đạt lại cho gia đình và cộng đồng của họ, giúp họ phân biệt và đưa ra quyết định tốt hơn khi đi vay.
Khi nhận thức được nâng cao, tín dụng đen sẽ bị đẩy lùi khỏi thị trường, đảm bảo một hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch cho quốc gia.