Việt Nam có tỷ lệ lưu thông xe máy lớn nên tỷ lệ người bỏng bô xe cũng gia tăng ngày một nhiều. Đặc biệt các chị em phụ nữ thường hay mặc váy ngắn, lớp da lại mỏng manh nên thường bị bỏng và bỏng nặng hơn so với đấng mày râu. 

Nhiều người cho rằng bỏng bô xe máy là loại bỏng nhẹ nhưng trên thực tế, bỏng bô xe máy thường rất dễ bị bỏng sâu (do nhiệt độ của ống bô rất cao) do vậy, thời gian điều trị thường kéo dài, thậm chí 3 - 4 tuần.

Do cơ địa da mỏng nên vết bỏng bô ở chị em phụ nữ thường lâu lành và khi lành để lại vết sẹo sẫm màu rất xấu xí trên chân. Vết sẹo này sau đó dù có bôi thuốc liền sẹo hoặc dùng các phương pháp chữa sẹo dân gian cũng rất khó biến mất, thậm chí là 10 - 20 năm sau vẫn còn. 

 

Bỏng bô thường để lại sẹo rất lâu.

Bỏng bô thường để lại sẹo rất lâu.

 

Vì thế, để giảm thiểu việc vết bỏng nặng hơn, vết bỏng để lại sẹo hoặc vết bỏng biến chứng nặng, khi bị bỏng bô xe cần được sơ cứu và điều trị đúng cách. 

1. Cách sơ cứu khi bị bỏng bô xe

Khi mới bị bỏng bô, cần ngâm chân vào nước càng sớm càng tốt để giảm nhiệt. Nếu không có nguồn nước, bạn có thể mua nước đóng chai để dội lên vết thương để hạ nhiệt.

 

Nhanh chóng ngâm vết bỏng vào nước lạnh để hạ nhiệt.

Nhanh chóng ngâm vết bỏng vào nước lạnh để hạ nhiệt

 

Trong trường hợp khẩn cấp, nếu ngâm chân bằng nước bẩn thì cần tìm nước sạch dội lại ngay. Lưu ý không nên ngâm vết bỏng quá lâu vì da có thể bị hoại tử, khiến vết thương sâu hơn. 

Nếu thuận tiện, sau đó hãy nhanh chóng mua lọ xịt bỏng (Panthenol) hoặc thuốc bôi trị bỏng để bôi vào vết bỏng. Thuốc này có tác dụng làm dịu vết thương, kháng viêm đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm.

Bước tiếp theo cần xử lý khi bị bỏng bô xe máy là không để vết thương nhiễm trùng. Nếu vết thương nặng thì bạn nên đến bệnh viện để khám, nếu vết thương nhẹ bạn có thể tự điều trị tại nhà để chờ vết thương liền lại. 

2. Cách điều trị khi bị bỏng bô xe 

- Nếu có bóng nước thì tuyệt đối không chọc vỡ.

- Rửa vết phỏng bằng nước muối sinh lí (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch Providine 10% (nước chứa Iot).

- Không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Nước oxy già thường được dùng để cầm máu cho vết thương nhẹ.

 

Có thể dùng Pathenol để điều trị, kháng khuẩn trong thời gian đầu.

Có thể dùng Pathenol để điều trị, kháng khuẩn trong thời gian đầu.

 

- Thoa thuốc kháng khuẩn lên vết thương. Có thể dùng Panthenol để kháng khuẩn và giảm đau, nên thường được dùng trong 2-3 ngày đầu.

Dầu mù u có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, làm lành vết thương và lành sẹo nữa nên có thể được dùng trong cả giai đoạn đầu lẫn về sau.

- Nếu nhà có mật ong loại tốt cũng có thể bôi mật ong vì mật ong giúp làm lành vết thương và kháng khuẩn tốt.

- Khi có việc phải đi ra ngoài, nên băng lại bằng gạc mỡ vaseline (tức là loại băng gạc có thoa vaseline giúp không bị dính vào vết thương, kích thước cỡ bàn tay). Chỉ băng hờ, không nên băng quá chặt hay quá kín vì có thể gây sừng hóa da non (sẹo nhăn nheo, sậm màu).

 

Khi ra ngoài cần băng vết thương cẩn thận và tránh cọ xát.

Khi ra ngoài cần băng vết thương cẩn thận và tránh cọ xát.

 

- Nên mặc váy hoặc quần lửng (quần ngố) để tránh cọ xát vào vết thương, sẽ lâu lành.

- Hạn chế đi lại tối đa nếu có thể. Đi lại nhiều vết bỏng sẽ lâu lành.

LƯU Ý

- Không nên bôi nghệ hoặc các loại chiết xuất thiên nhiên khác để chữa bỏng hoặc sẹo vì có khả năng bị kích ứng da. 

- Kiêng ăn trứng để không bị sẹo loang. Kiêng ăn rau muống để tránh sẹo lồi và hải sản là thực phẩm cần hạn chế tuyệt đối.

- Tránh xa đồ nếp, thịt gà: Gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây mưng mủ cho vết thương; thịt gà khiến cho vết thương lâu lành.

Theo Khánh Nguyễn/ Gia đình Việt Nam