1. Thế nào là thực phẩm an toàn?
ThS.BS Lê Hồng Dũng, phó trưởng khoa Hóa thực phẩm, Viện dinh dưỡng, cho biết thực phẩm an toàn là thực phẩm không chứa lượng hóa chất hoặc vi sinh vật vượt ngưỡng, có hại cho cơ thể.
Các tác nhân này có thể chia thành 3 nhóm chính là vật lý, hóa học và vi khuẩn, ký sinh trùng.
Nhóm tác nhân vật lý:
(đất đá, mảnh kim loại, nilon, rác…) có thể nhận thấy bằng mắt thường và loại bỏ một cách dễ dàng.
Nhóm các chất độc hại hóa học:
Có thể kể đến là những nhóm hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và để lại tồn dư trong thực phẩm tiêu dùng như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ), thuốc thú y (thuốc tăng trọng, tồn dư kháng sinh trong thịt…),
Dư lượng nitrat (thành phần dễ ngấm vào các tế bào của rau, củ, quả, thịt tươi, hải sản – có thể trực tiếp gây ngộ độc, ung thư…); các độc tố vi nấm, kim loại nặng.
Các hóa chất từ môi trường như trong khói bụi, chất thải công nghiệp, rác thải, nước thải cũng có thể ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Trừ một số loại hóa chất tồn dư trong thực phẩm ở nồng độ cao có thể nhận biết qua mùi khó chịu đặc trưng, hầu hết các tồn dư hóa chất độc hại trong thực phậm đều rất khó nhận biết đối với hầu hết người tiêu dùng.
Có thể tóm chung vào 4 tiêu chí cơ bản để xác định mức độ an toàn thực phẩm:
Dư lượng nitrate.
Dư lượng thuốc trừ sâu.
Hàm lượng kim loại nặng.
Vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh.
Bác sĩ Dũng cho biết, trong phòng thí nghiệm, bằng các phương pháp kiểm nghiệm, người ta có thể phát hiện được hầu hết các vi khuẩn gây bệnh, xác định được nồng độ các chất hóa học trong thực phẩm bao nhiêu và gây hại thế nào.
Tuy nhiên thường tốn nhiều thời gian, từ vài giờ, thậm chí đến vài ngày mới có kết quả kiểm nghiệm. Vậy nên, người dân khó có thể mua một bó rau lại tốn gần nửa ngày để kiểm tra rồi mới sử dụng.
2. Máy đo an toàn thực phẩm
Dưới đây là các thiết bị có thể nhận biết thực phẩm sạch
Dùng tia laser để nhận biết thực phẩm hư hỏng do nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến, bảo quản
Nếu chiếc tủ lạnh trong nhà bạn được áp dụng hệ thống laser này thì nó có thể báo cho bạn biết thực phẩm mà bạn bảo quản trong đó có còn đủ an toàn để ăn hay không thay vì cách làm trước giờ của chúng ta là quan sát hoặc ngửi vốn không chính xác.
Ngoài ra nó còn có thể được áp dụng đơn giản, chi phí rẻ vào trong các dây chuyển sản xuất thực phẩm, giúp ngăn chặn khả năng những loại thực phẩm hư hỏng gây hại tới người dùng.
Hệ thống này sẽ dùng một tia laser đỏ để quét và truy tìm dấu vết của vi khuẩn trong quá trình chúng sinh sôi trên các loại thực phẩm dễ hư hỏng.
Nhiệm vụ chính của tia laser là nhận biết được chuyển động của các loại vi sinh vật trong quá trình nó hoạt động trên các loại thực phẩm đang xử lý hoặc thức ăn thừa, thức ăn đang bảo quản,...
Chuyển động của những loại vi khuẩn sẽ làm cho ánh sáng laser bị phân tán và dựa vào đây, một cảm biến máy ảnh sẽ nhận biết và trả kết quả về trung tâm xử lý trong thời gian chỉ vài giây.
Theo thông tin từ Viện công nghệ Massachusetts thì các phương pháp phát hiện vi khuẩn có hại trong thực phẩm đòi hỏi có nhiều thiết bị tốn kém, cách làm phức tạp và đắt tiền.
Ngược lại, cách tiếp cận bằng tia laser rẻ tiền hơn rất nhiều, đồng thời không quá phức tạp để thực hiện nên có thể dễ dàng áp dụng đối với mọi người.
Và thậm chí nhóm phát triển tại Viện khoa học công nghệ Hàn Quốc cho rằng nó còn tốt hơn bởi có thể hoạt động được ngay cả khi thực phẩm bị bọc nhựa lúc bảo quản, đồng thời có thể sử dụng được từ khoảng cách xa và do đó, trong các nhà máy chế biến cũng có thể dùng được mà không cần chạm vào thực phẩm.
Hiện tại hệ thống laser nhận biết vi khuẩn này vẫn còn trong giai đoạn phát triển. Bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu cần phải tìm ra cách dùng laser để nhận biết những loại vi khuẩn hoặc virus mà chuyển động của chúng không làm tia laser vị phân tán, điển hình là norovirus, loại virus gây bệnh tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng, ngộ độc thực phẩm mà hiện nay khá khó để phát hiện. Tuy nhiên, nếu được đưa vào áp dụng rộng rãi thì đây sẽ là công nghệ cực kỳ hữu ích cho người dùng.
Ưu điểm:
Phát hiện nhanh chóng rau, củ quả không an toàn
Quá trình thực hiện không phức tạp nên dễ dàng với nhiều người
Rẻ tiền
Nhược điểm:
Hiện tại vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa áp dụng rộng rãi
2. Máy đo an toàn thực phẩm Soeks
Xem Video về máy đo an toàn thực phẩm Soeks
Máy đo an toàn thực phẩm SOEKS là một sản phẩm nhỏ gọn, có khả năng đo rất nhanh dự lượng Nitrat còn lại (do bón phân hoặc thuốc bảo vệ thực vật) trong những loại thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày như trái cây, rau quả, thịt cá… SOEKS được nhập khẩu trực tiếp từ Nga và hiện tại thì chỉ có Nga sản xuất thiết bị dạng thế này.
Máy đo an toàn thực phẩm SOEKS có thiết kế dạng thanh, tương tự như những chiếc điều khiển từ xa cho TV hay máy lạnh.
Mặt trước có màn hình cảm ứng và 4 nút điều hướng, cùng một nút OK.
Cách sử dụng máy đo an toàn thực phẩm SOEKS khá đơn giản. Mở máy bằng cách bấm giữ nút OK. Từ danh mục chính, bạn chọn “Đo lường”, sau đó chọn loại thực phẩm cần đo và bấm OK. Chờ giây lát cho máy phân tích và chuẩn bị dữ liệu. Lúc này máy sẽ báo nồng độ PDK (dư lượng Nitrat) an toàn và yêu cầu cắm đầu dò vào thực phẩm để tiến hành đo.
Sau khi cắm xong bạn bấm OK để máy bắt đầu đo. Việc đo sẽ diễn ra rất nhanh, chỉ khoảng vài chục giây là có kết quả. Tuỳ theo kết quả nhận được mà máy sẽ báo là nồng độ PDK có ở mức an toàn hay không.
Máy đo an toàn thực phẩm Nitrat Ekotester SOEKS phiên bản này còn có khả năng đo bức xạ phóng xạ. Còn phiên bản đơn giản hơn, không đo được bức xạ, tên là Nitrat Tester NUC 019-01.
Sản phẩm này phù hợp cho những ai muốn kiểm soát mức độ nguy hiểm của thực phẩm không an toàn đến tình trạng sức khoẻ của gia đình, đặc biệt là những nhà có trẻ nhỏ.
Ngoài ra thì các trường học hay quán ăn cũng cần có một thiết bị có thể kiểm tra thực phẩm nhanh như thế này.
Ưu điểm:
Máy đo an toàn thực phẩm SOEKS được Khoa học Thế Giới kiểm chứng và Bộ Y Tế trong nước cấp phép cho lưu hành.
Đây là thiết bị nhỏ gọn, tiện dụng và chỉ trong vòng 20 giây có thể cho biết kết quả kiểm tra hàm lượng nitrat trong thực phẩm kể cả rau củ quả và thịt
Nhược điểm:
Thiết bị chỉ có thể giúp người tiêu dùng phòng tránh, nhận biết được thực phẩm có độc hại, có an toàn hay không, chứ không phải để loại trừ chất độc có trong thực phẩm
Chỉ mới kiểm tra nhanh được dư lượng nitrat (nitrat được WHO xếp hạng vào nhóm có thể gây ung thư nhóm 2A )