Ngày 20/5, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam tổ chức Hội thảo Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề “Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ”.

Theo đó với kịch bản cơ sở trong năm nay, nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 5,7%. Với kịch bản khả quan, chuỗi cung ứng từ Trung Quốc không bị gián đoạn khi nước này thực hiện chính sách Zero COVID, nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,2%.

Kịch bản xấu nhất trong trường hợp chuỗi cung ứng sản xuất bị gián đoạn do chính sách Zero COVID của Trung Quốc, nền kinh tế chỉ đạt tăng trưởng 5,2% trong năm nay.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cũng đưa ra 6 khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn.

Thứ nhất, xác định nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu trong thời gian tới là “ổn định kinh tế vĩ mô”, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả về chính trị, xã hội để từ đó phục hồi nền kinh tế.

Thứ hai, trong ngắn hạn, các chính sách cần đảm bảo linh hoạt để có thể giúp nền kinh tế phản ứng nhanh trước những biến động nhanh chóng của nền kinh tế thế giới. Các chính sách tài khoá cần đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Thứ ba, song song với việc đẩy mạnh chi tiêu, cần tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả đầu tư công, nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý, phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách.

GS.TS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo.
GS.TS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo.

Ngày 20/5, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam tổ chức Hội thảo Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề “Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ”.

Theo đó với kịch bản cơ sở trong năm nay, nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 5,7%. Với kịch bản khả quan, chuỗi cung ứng từ Trung Quốc không bị gián đoạn khi nước này thực hiện chính sách Zero COVID, nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,2%.

Kịch bản xấu nhất trong trường hợp chuỗi cung ứng sản xuất bị gián đoạn do chính sách Zero COVID của Trung Quốc, nền kinh tế chỉ đạt tăng trưởng 5,2% trong năm nay.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cũng đưa ra 6 khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn.

Thứ nhất, xác định nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu trong thời gian tới là “ổn định kinh tế vĩ mô”, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả về chính trị, xã hội để từ đó phục hồi nền kinh tế.

Thứ hai, trong ngắn hạn, các chính sách cần đảm bảo linh hoạt để có thể giúp nền kinh tế phản ứng nhanh trước những biến động nhanh chóng của nền kinh tế thế giới. Các chính sách tài khoá cần đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Thứ ba, song song với việc đẩy mạnh chi tiêu, cần tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả đầu tư công, nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý, phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách.

Thứ tư là sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách “zero Covid” với các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng, qua đó tác động tới kinh tế Việt Nam.

Việt Nam cần đặc biệt chú ý về nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Lạm phát thấp hiện nay ở trong nước một phần vì cầu tiêu dùng thấp. Lạm phát do chi phí đẩy cần sớm được đánh giá chính thức của Chính phủ và nhất là khả năng lạm phát trong các quý đầu năm 2022 do ảnh hưởng của chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu tới lạm phát để có biện pháp kiểm soát giúp hạn chế tác động tiêu cực tới người tiêu dùng trong nước.

“Đặc biệt, cần nghiên cứu để giảm thuế môi trường, thuế tiêu thụ, đặc biệt trong giá xăng dầu ở thời điểm hiện nay, nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác”- báo cáo khuyến nghị.

Thứ năm, chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái “thích ứng” với hiện trạng của nền kinh tế, tiếp tục cân bằng giữa lạm phát và rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn.

Thứ sáu, trước nguy cơ dòng tiền trong nền kinh tế có thể chưa đi vào sản xuất mà chảy vào các thị trường tài sản, để dòng vốn thật có thể quay lại vào đầu tư sản xuất - kinh doanh thì thứ nhất, việc nhất quán chính sách bình thường mới, mở cửa và sống chung với Covid – 19 vẫn là điều kiện quan trọng nhất.

Báo cáo cũng lưu ý, cần kiểm soát tốt nguồn cung, chuỗi cung ứng vật tư, nhiên liệu sản xuất kể cả hàng hóa tiêu dùng giữa các vùng, giữa các địa phương với nhau, không để đứt gãy, đặc biệt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng của thế giới với Việt Nam.

Đây là một trong những thách thức rất lớn với Việt Nam khi cước vận tải biển tăng đột biến từ năm 2021, giá container tăng cao, thậm chí không có hãng tàu biển để thuê, khiến doanh nghiệp khốn khổ.

“Sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam so với xu hướng chung toàn cầu có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà Việt Nam đang kỳ vọng”- báo cáo lưu ý thêm.

Là báo cáo mang tính thường niên, báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách năm nay chọn chủ đề “Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ".

Nhóm chuyên gia nghiên cứu khuyến nghị, trong bối cảnh đại dịch còn có thể diễn biến phức tạp, việc chủ động kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu tác động tiêu cực, bảo vệ và hỗ trợ phục hồi kinh tế cần phải được ưu tiên.

Đồng thời, theo dõi chặt chẽ, có đánh giá đầy đủ và có các biện pháp ứng phó kịp thời với vấn đề nhập khẩu lạm phát, ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với chính sách “Zero Covid”, xung đột Nga - Ukraine leo thang và các rủi ro khác có thể xảy ra.

Đặc biệt, cần đẩy nhanh tiến độ thực thi các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, tiếp tục triển khai các giải pháp an sinh xã hội, các chính sách miễn, giảm thuế, phí,...đã đề xuất tại Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022 - 2023.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện điều hòa hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ nguồn vốn của Chương trình phục hồi và nguồn vốn từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Một vấn đề nữa cũng cần lưu ý là đẩy nhanh tiến độ thực hiện các biện pháp giảm lãi suất và hỗ trợ lãi suất song cần gắn chặt với việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ xấu...

Theo baodansinh.vn

Nguồn: https://baodansinh.vn/vepr-dua-ra-3-kich-ban-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2022-tang-tu-52-den-67-20220521161840.htm