Xem thêm:

1. 4 nguyên tắc dạy tiếng Anh hiệu quả cha, mẹ phải biết 
2. Những cách thức giúp con giỏi ngoại ngữ ngày từ bé
 3. 6 phương pháp đơn giản giúp trẻ giỏi ngoại ngữ

1. Sốt cao kéo dài

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ, trẻ có thể sốt do mọc răng, sốt do tiêm chủng hoặc sốt do virus… Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị sốt. Vì thế mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ mà cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán để điều trị đúng bệnh.

Trẻ sốt cao kéo dài trên 5 ngày có thể do bị nhiễm trùng

Trẻ sốt cao kéo dài trên 5 ngày có thể do bị nhiễm trùng

Nếu trẻ bị sốt kéo dài hơn 5 ngày, mẹ đừng chủ quan hãy mau chóng đưa trẻ đến bệnh viện vì có thể bé đang bị nhiễm trùng ở bộ phận nào đó trên cơ thể. Cần được điều trị chuyên sâu và theo liệu trình cụ thể.

Khi trẻ bị sốt, mẹ nên thường xuyên đo thân nhiệt và hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống thuốc hạ sốt dạng bột dành riêng cho trẻ, dùng khăn ấm chườm trán, lau cổ, gan bàn chân, gan bàn tay, bẹn, nách và mặc ít quần áo không nên ủ bé trong chăn dày vì sẽ làm tăng thân nhiệt của trẻ.

2. Da trẻ xuất hiện những nốt ban bất thường

Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, do chế độ ăn uống hoặc thời tiết nên các bé có thể bị nóng trong người dẫn đến phát ban ra bên ngoài. Điều này không đáng lo mẹ chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ, thêm nhiều rau và thực phẩm có tính hàn sẽ tốt cho bé.

Tuy nhiên, nếu trên người bé xuất hiện những nốt ban bất thường mẹ chớ nên xem nhẹ. Vì đây có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn về máu. Nếu nốt ban đi kèm với triệu chứng hôn mê, khó thở nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức vì nếu chủ quan sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

3. Sốt cao kèm cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban

Sốt cao kèm nốt bầm tím có thể bé bị viêm màng não

Nếu trẻ bị sốt kèm theo những vết bầm tím hoặc những đốm nhỏ có hình ngôi sao đây là dấu hiệu cho biết có thể em bé đã bị viêm màng não, viêm não mô cầu. Bệnh diễn biến nguy hiểm và phát triển rất nhanh nên đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bé. Vì thế, khi trẻ có những triệu chứng trên, nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

4. Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi biến đổi bất thường

Khi cơ thể bé xuất hiện những nốt ruồi mẹ nên thường xuyên theo dõi sự thay đổi của các nốt ruồi này trong vòng một tháng. Nếu thấy các biểu hiện như: nốt ruồi đột ngột thay đổi kích thước, hình dạng hoặc màu sắc mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Vì đây là thể là triệu chứng của bệnh ung thư da ở trẻ.

5. Đau đầu kèm nôn mửa

Bé đau đầu

Bé đau đầu là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị chứng đau nửa đầu

Đây là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị chứng đau nửa đầu. Trên thực tế, đau nửa đầu không quá nguy hiểm nếu điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu trẻ thường đau đầu vào nửa đêm và buổi sáng sớm kèm triệu chứng nôn mửa thì lúc này nên đưa bé đi viện ngay, vì có thể trẻ đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe, nếu để lâu rất nguy hại bé.

6. Miệng khô kèm nôn mửa và tiêu chảy

Trẻ thiếu nước có thể bị sốc rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Trẻ thiếu nước có thể bị sốc rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Khi trẻ bị đi ngoài, nôn mửa nếu kéo dài cơ thể bé sẽ bị mất nước. Vì thế, nếu trẻ bị tiêu chảy mẹ cần bổ sung lượng nước gấp đôi cho bé. Bằng cách cho trẻ uống thật nhiều nước và uống gói bù nước dạng bột. Trẻ thiếu nước có thể bị sốc rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Nếu trẻ có biểu hiện khô môi, ở trẻ sơ sinh thóp bằng phẳng, da khô, hoặc da bị nhúm lại khi dùng tay ấn lên nên đưa trẻ đi bệnh viện để chuyền nước kèm cho trẻ ăn cháo, uống nước trái cây.

7. Sưng ở lưỡi, mắt và môi kèm nôn mửa, ngứa ngáy

​Đây là triệu chứng sốc phản vệ, nghĩa là trẻ đang bị phán ứng với một loại kháng sinh nào đó. Triệu chứng trên đi kèm với sưng tấy, khó thở và phát ban nặng. Khi trẻ có biểu hiện trên nên thông báo với bác sĩ để tạm dừng điều trị và can thiệp kịp thời.

8. Miệng nhợt nhạt kèm khó thở

Khi phát hiện trẻ bị môi khô nhợt nhạt kèm với triệu chứng khó thở, khi thở phát ra những tiếng rít. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp các vấn đề về đường hô hấp gây ngạt thở, lên cơn hen suyễn hoặc do bị dị ứng… Để biết chắc chắn tình trạng bệnh của trẻ, nên đưa con đến bệnh viện để điều trị sớm nhất có thể.

9. Đau bụng

Trẻ lớn đau bụng có thể do bị ruột thừa

Trẻ lớn đau bụng có thể do bị ruột thừa

Với những em bé lớn, khi trẻ bị đau bụng mẹ cho bé thử nhảy lên nhay xuống vài lần nếu đau hơn đây là dấu hiệu của đau ruột thừa. Khi trẻ đau ruột thừa kèm tiêu chảy, nôn mửa, sốt và đau quằn quại nên đưa bé đi bệnh để chữa trị kịp thời.

Còn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu có dấu hiệu đau bụng bất thường, kèm đau quằn quại thì đây là triệu chứng trẻ bị lồng ruột. Các cơn đau này thường xuất hiện và kéo dài từ 20 – 60 phút kèm nôn mửa, sốt cao, đi ngoài ra máu cũng nên đưa con đi bệnh viện ngay lập tức.

10. Sau khi ngã trẻ bị nôn mửa

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, sau khi ngã có các triệu chứng như: mất ý thức, nôn mửa, hoặc bị gãy xương nên đưa bé đi cấp cứu ngay.

Trên đây là 10 triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ, tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường vì vậy khi phát hiện con có 1 trong những triệu chứng trên, các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ nhé!

Món quà mà bố mẹ trao tặng cho trẻ là sự phát triển toàn diện để trẻ có được tương lai tươi sáng, hãy chia sẻ thông tin này đến với mọi người nếu bạn thấy hữu ích...

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam