Theo đó, các mặt hàng này đều thuộc sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như: tôm hùm, tôm sú, tôm biển, cá tuyết, nghêu, cá tra đông lạnh, cá basa, cá nục gai, cá ngừ đại dương, cá basa, bạch tuộc....
Trong đó, phải kể đến tôm và cá tra khi hai sản phẩm này chiếm đến 80% hàng thủy sản xuất sang Trung Quốc.
VASEP thông tin thêm hiện có hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc, trong đó có khoảng 45 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa, gần 50 doanh nghiệp xuất khẩu tôm và một số doanh nghiệp hải sản.
Với việc Trung Quốc nới lỏng chính sách nhập khẩu, thủy, hải sản Việt Nam đang rộng đường tiến vào thị trường đông dân nhất thế giới, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang siết chặt thương mại mậu biên.
Danh mục 33 mặt hàng thủy, hải sản được miễn thuế |
Tuy nhiên, sức ép đến từ sự cạnh tranh về giá với Ấn Độ và Ecuador đối với mặt hàng tôm cũng không hề nhỏ. VASEP nhận định Ấn Độ có nguồn cung tôm rẻ hơn và việc đồng nhân dân tệ liên tục bị phá giá cũng khiến giá trị của đồng Việt Nam so với nhân dân tệ tăng lên, gây khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam.
Trung Quốc được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng và có tiềm năng tiêu thụ thủy sản lớn, với giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam lên đến trên 1 tỷ USD/năm. Năm 2017, giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam tăng mạnh gần 50%, đạt gần 1,3 tỷ USD.
Sau đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bất ngờ đảo chiều, giảm 5%, đạt trên 1,2 tỷ USD năm 2018. Quý I năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục đà sụt giảm 5%, đạt 239 triệu USD.