Chuẩn bị trước khi mang thai
Đầu tiên, hãy có một đời sống tình dục an toàn. Một trong những biện pháp chính bảo vệ khả năng sinh sản của bạn chính là ngăn chặn các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Tiếp theo, đừng tập thể dục quá nhiều. Việc vận động quá sức sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, nhất là đối với phụ nữ cao tuổi. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng và khiến bạn không dễ dàng thụ thai.
Duy trì một tâm trạng tốt sẽ rất có lợi nếu bạn muốn sinh một em bé trong tương lai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc căng thẳng quá mức cũng sẽ dẫn đến vô sinh.
Ngoài việc gây ra sự thay đổi nội tiết tố và rụng trứng không đều, căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến thắt ống dẫn trứng và làm ảnh hưởng đến trứng đã được thụ tinh.
Nên tìm hiểu lịch sử gia đình đối phương là điều quan trọng để bạn có được thai kỳ khỏe mạnh. Việc tìm hiểu “lịch sử” gia đình đối phương sẽ giúp bạn đoán trước được một số căn bệnh di truyền ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
Nguyên tắc ẩm thực giúp dễ mang thai
1. Tăng lượng protein
Nếu đang có ý định mang thai trong thời gian tới, bạn hãy chú ý tới việc tăng lượng protein trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Protein là chất quan trọng thiết yếu cho sự phát triển trí não, cơ bắp. Protein chiếm đến từ 10 đến 20% tổng số calo hàng ngày. Chất này được chứa nhiều trong thịt, trứng, sữa, đậu nành…
2. Tăng lượng canxi
Canxin là thành phần chủ yếu cấu tạo xương và răng. Nếu mang thai thì nhu cầu này sẽ tăng cao gấp hai lần so với bình thường. Việc thiếu hụt canxi trước và trong quá trình mang thai sẽ gây ra nguy cơ bị loãng xương, đau bụng, thai nhi dễ bị còi.
Vì vậy, ngay từ khi có ý định sinh con, bạn hãy chú ý tới việc bổ sung canxi để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy chú ý tới việc ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như cá, sữa, rau xanh…
3. Tăng lượng sắt
Sắt là thành phần quan trọng trong việc cấu tạo hemoglobin. Việc thiếu máu sẽ rất nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé. Những phụ nữ mang thai sẽ có lượng máu tăng khoảng 30% so với người bình thường. Thai nhi cũng sẽ cần chất sắt để phát triển.
Trung bình, bé sẽ lấy từ mẹ khoảng 5 mg sắt mỗi ngày. Chính vì vậy, nếu không chú ý tới việc bổ sung sắt sẽ khiến bạn bị thiếu máu. Sắt có nhiều trong các thực phẩm như sữa, thịt lợn, trứng, đậu nành, rong biển…
4. Bổ sung kẽm
Kẽm giúp chuyển góa enzym trong cơ thẻ người. Thiếu kẽm sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, ức chế sự phát triển tinh trùng cả về mặt số lượng và chất lượng. Bởi vậy, hãy chú ý tới việc ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như cá, cải bắp, thịt cừu, hàu…nếu bạn có ý định mang thai.
5. Bổ sung vitamin
Vitamin không chỉ cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của con người mà nó còn vô cùng cần thiết cho quá trình sinh sản. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin sẽ khiến bạn mang thai khó khăn.
Thậm chí, nếu có thể thụ thai thì khả năng thai bị dị tật bẩm sinh, thiếu sức đề kháng cũng rất cao. Người mẹ có nguy cơ mắc bệnh ngoài ra, phù nề, thiếu máu, viêm dây thần kinh.
Nguy hiểm hơn là còn có thể gây ra các biến chứng co thắt tử cung, gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Vì vậy, trước khi có ý định sinh con, bạn cần chú ý bổ sung các loại vitamin khác nhau cho cơ thể.
6. Bổ sung acid folic
Thiếu acid folic sẽ gây dị tật thai nhi, khuyết tật ông thần kinh, thiếu máu. Chính vì vậy là trong vòng 6 tháng trước khi mang thai và ở cả thời kỳ đầu mang thai, bạn nên chú ý tới việc bổ sung acid folic cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau lá xanh, ngũ cốc, đậu phộng, đậu…