Khi cuộc sống của con người đầy đủ hơn, họ không chỉ ăn no, mặc đẹp mà còn là ăn ngon và được ngồi trong một không gian thoáng đẹp, được phục vụ tận tình, xứng đáng với đồng tiền mà họ bỏ ra.
Thế giới nhà hàng với muôn hình vạn trạng của chúng tạo ra nhiều điều bí ẩn và hào nhoáng. Ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của con người. Nhà hàng chính là một cỗ máy sản xuất và nếu không nhìn nhận theo cách này, bạn khó mà thành công được. Nhiều người có ý định mở nhà hàng sau khi cùng người thân hay bạn bè đến một nhà hàng đông khách nào đó với mục địch đem lại lợi nhuận kinh doanh nhà hàng cho mình. Họ nghĩ rằng với số lượng khách và mức giá như thế, hẳn ông bà chủ tha hồ mà hốt bạc. Nhưng bạn có biết rằng, kinh doanh nhà hàng khách sạn chính là một trong những công việc khiến tiền bạc “đội nón” ra đi nhanh nhất không?.
Nhà hàng cũng là một trong những dịch vụ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho khách sạn và giúp bạn nâng cao mức độ hài lòng của du khách đối với khách sạn. Kinh doanh nhà hàng khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí của họ.
Với tư cách là chủ/quản lý nhà hàng, bạn đóng một vai trò quan trọng trong các khâu, từ lúc lên kế hoạch, xây dựng cho đến việc tuyển chọn nhân viên, lên thực đơn…của nhà hàng. Công việc này không chỉ đòi hỏi ở bạn lòng say mê mà còn cả kiến thức sâu rộng về mọi mặt. Khách hàng của bạn xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Nói cách khác, bạn là người “làm dâu trăm họ,” đáp ứng ở mức tốt nhất mọi yêu cầu của khách. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường buộc bạn phải tìm cách để chiến thắng trong cuộc đua giành thị phần với đối thủ. Bạn thấy mình đã đủ sức bước vào cuộc chiến không khoan nhượng này chưa hay việc mở nhà hàng đối với bạn chỉ là dịp để có chỗ bù khú với bạn bè, phô trương hình ảnh của mình hoặc chiều theo một sở thích nhất thời? Nếu thế thì bạn nên xem lại ý định mở nhà hàng của mình trước khi bắt tay vào việc. Vậy bạn cần biết những gì trước khi bước chân vào kinh doanh nhà hàng, khách sạn?.
Bạn cần biết những gì trước khi bước chân vào kinh doanh nhà hàng, khách sạn?. Ảnh minh họa |
Thứ nhất, về sản phẩm kinh doanh: Sản phẩm chủ yếu của kinh doanh nhà hàng khách sạn là món ăn. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của khách sạn gần như là đồng thời vì nguyên liệu chỉ có thể được sơ chế trước sau đó khách đặt món mới được các đầu bếp chế biến. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi sản phẩm của kinh doanh nhà hàng khách sạn phải có tính cao cấp và kịp thời, phù hợp với đẳng cấp của khách sạn. Do khoảng cách giữa nhà sản xuất đến khách hàng tương đối ngắn, nên việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm là điều hết sức cần thiết và đóng vai trò to lớn, quyết định đến việc khách hàng có tìm đến bạn lần thứ hai hay không.
Thứ hai, về đối tượng khách hàng: đặc thù của khách sạn có đối tượng khách hàng rất đa dạng và phong phú, họ thuộc tầng lớp xã hội, độ tuổi, giới tính cũng như nghề nghiệp khác nhau. Nên tập khách hàng của dịch vụ nhà hàng khách sạn cũng như vậy, rất phong phú. Chính vì vậy,việc hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm lý, nhu cầu của từng đối tượng khách hàng sẽ quyết định đến sự thành công của bạn.
Để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả và đem về lợi nhuận cao thì khách sạn cần tập trung vào một tập khách hàng cụ thể, thỏa mãn họ. Đó cũng chính là lý do bạn cần xác định tập khách hàng mục tiêu trước khi kinh doanh nhà hàng khách sạn.
Thứ ba, sử dụng nguồn lực trong kinh doanh nhà hàng khách sạn: Một khách sạn kinh doanh nhà hàng thành công trước hết phải tận dụng các nguồn tài nguyên về du lịch để hấp dẫn, thu hút du khách đến với khách sạn. Bên cạnh đó, gia tăng việc quảng bá thực đơn của nhà hàng có thể để sẵn trong phòng, lễ tân đưa cho khách du lịch khi check – in, hay mang đến vào mỗi buổi sáng kèm với báo,... Và giới thiệu những chương trình ưu đãi về dịch vụ nhà hàng dành cho khách hàng thân thiết.
Tùy thuộc vào tính cao cấp của khách sạn, các món ăn của nhà hàng phải đảm bảo chất lượng cao, thiết bị lắp đặt phải sang trọng, đẳng cấp. Bên cạnh đó, việc thu mua nguyên liệu sạch và đảm bảo chất lượng là điều vô cùng cần thiết giúp món ăn của khách sạn ngon hơn và đảm bảo an toàn cho thực khách.
Thứ tư, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao: Bạn đừng quên rằng nguồn nhân lực là yếu tố có ý nghĩa quan trọng và có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh khách sạn. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ phục vụ, tay nghề của đội ngũ đầu bếp là thước đo để khách hàng đánh giá dịch vụ của bạn và quyết định có trở lại nhà hàng và khách sạn nữa hay không.
Chính vì vậy, trong quá trình tuyển dụng nhân viên đòi hỏi nhà quản lý hay chủ khách sạn phải đặc biệt chú trọng. Thường xuyên mở lớp đào tạo để nâng cao kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên. Kinh doanh nhà hàng khách sạn chắc chắn không phải dễ dàng. Nếu bạn cung cấp các dịch vụ tốt khách hàng sẽ đến với bạn và ngược lại.
Không những vậy, nhà hàng khách sạn có mối quan hệ mật thiết với nhau: Khi khách hàng không hài lòng về dịch vụ khách sạn của bạn thì họ cũng không bao giờ tới nhà hàng của bạn ăn uống, bởi đơn giản họ nghĩ chắc cũng không ra gì? Bạn cần phối hợp chặt chẽ giữa kinh doanh nhà hàng và khách sạn, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Điều đó dẫn đến một khó khăn, nhà quản lý hay chủ khách sạn phải quản lý quá nhiều công việc đôi khi không bao quát hết dẫn đến thất thoát tài nguyên, giảm doanh thu lợi nhuận.
Nếu bạn cung cấp các dịch vụ tốt khách hàng sẽ đến với bạn và ngược lại. Ảnh minh họa |
Để ý tưởng kinh doanh nhà hàng đi đến thành công, bạn cần:
Tính kiên nhẫn
Khả năng giữ bình tĩnh dưới mọi áp lực trong các tình huống lộn xộn và cách xử lý vấn đề với các quan điểm khác nhau hay các tính cách phức tạp sẽ được coi là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công thuận lợi khi kinh doanh nhà hàng. Cho dù có làm việc với ai: khách hàng, nhà cung cấp hay ứng viên xin việc, và dẫu các xu hướng ẩm thực hay cung cách kinh doanh nhà hàng có luôn thay đổi… thì bạn cũng phải thể hiện đức tính kiên nhẫn, bình tĩnh của mình. Cũng giống như bất cứ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nào, kinh doanh nhà hàng là môi trường khá nhạy cảm, nơi mà sự căng thẳng trong các mối quan hệ luôn được ví như quả bom nổ chậm. Trách nhiệm chính của người điều hành nhà hàng là lập lại trật tự ở những nơi đang xảy ra lộn xộn, làm dịu đi sự căng thẳng và xóa nhòa những bất đồng.
Nghị lực
Dấn thân vào kinh doanh nhà hàng khách sạn cũng giống với việc một người lao xuống dòng sông đang chảy xiết. Thoạt đầu, bạn có thể bị chìm nghỉm xuống đáy nhưng nếu biết cách điều hoà hơi thở và phối hợp các động tác, bạn có thể nổi lên bơi theo dòng nước. Nghị lực chính là cái phao giúp bạn có thể nổi lên và cầm cự trong dòng xoáy. Nó giúp bạn kiên nhẫn bước tiếp con đường đã chọn mà không nghĩ đến chuyện đầu hàng.
Sự say mê
Chẳng có một thành công nào mà lại không gắn liền với niềm đam mê. Nó như một ngọn lửa truyền nhiệt lượng và linh hồn cho công việc. Kinh doanh nhà hàng không hề dễ dàng và việc điều hành nhà hàng khi những ngày đầu mới mở nhà hàng thực ra là một công việc khó khăn, nhọc nhằn hơn gấp mấy lần mà nếu thiếu đi ngọn lửa đó, bạn không có cách gì để tiến xa được. Lòng yêu nghề cũng được ví như một vùng đất trũng với quả bóng tròn, dù có chuyện gì xảy ra, rốt cuộc quả bóng cũng sẽ lăn về điểm thấp nhất.
Chẳng có một thành công nào mà lại không gắn liền với niềm đam mê. Ảnh minh họa |
Say mê công việc chưa đủ, bạn cần có khả năng truyền niềm đam mê đó cho những người xung quanh, nhất là cho các nhân viên của bạn. Vì chính họ chứ không phải bạn, sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhân viên nhà hàng sẽ rất dễ có tâm trạng bực dọc: phải chiều lòng nhiều khách hàng trong cùng một lúc, phải bê từng chồng bát đũa, thức ăn nóng, lạnh, phải chạy như con thoi giữa nhà bếp, bàn ăn và khu rửa chén bát… Hơi nóng, tiếng ồn và những đòi hỏi của khách… là những thứ dễ làm người ta cáu kỉnh nhất.
Nguồn: https://tbck.vn/bai-hoc-song-con-khi-kinh-doanh-nha-hang-khach-san-39450.html