Một chiếc túi hiệu có thể lên tới hàng ngàn tới cả chục ngàn đô. Không phải ai cũng đủ tiềm lực tài chính để sắm những chiếc túi đó hàng mới.

Vì thế sự lựa chọn tiết kiệm hơn là họ mua tại những địa chỉ online bán rẻ hơn nhiều %, chẳng hạn như túi Louis Vuitton hay Chanel rẻ bằng một nửa giá bán. Tuy nhiên không phải lúc nào mức giá hời cũng đi đôi với chất lượng.

Thị trường hiện nay có rất nhiều hàng giả, hàng nhái. Vì thế bạn luôn phải thận trọng để không bị mắc lừa mua phải hàng fake với giá cao hơn giá trị thật hàng chục lần. 

Dưới đây Alexandra Mills, CEO của một công ty về độc quyền thương hiệu chia sẻ những cách mua hàng hiệu giá tốt thật chuẩn:

Có những chiếc túi hàng hiệu có giá lên tới hàng trăm nghìn USD

Có những chiếc túi hàng hiệu có giá lên tới hàng trăm nghìn USD

1. Hạn chế mua online 

Chuyên gia đồ hiệu Mills cho biết, khi chọn mua đồ hiệu giá rẻ thì bạn nên mua của chủ sở hữu nó và không nên quyết định chi tiền khi mới chỉ nhìn hình online. Lý do là bởi, những dấu hiệu nhỏ trên món đồ có thể tố cáo nó là hàng fake. 

Theo cô Mills, bạn cũng nên cảnh giác với những những xưởng sản xuất túi xách, quần áo giả thay đổi một chút chi tiết trên logo để “lách luật” là họ không làm nhái mà chỉ làm giống.

Logo được đăng ký thương hiệu hoàn toàn cấm sao chép nhưng nếu có một chút sự thay đổi nếu không tinh ý thì khách hàng khó nhận ra. Chẳng hạn đầu cá sấu Lacoste không răng trong khi đó logo nguyên bản là đầu cá sấu có răng.

2. Nhìn vào bộ dây khóa và lớp lót bên trong

Bạn hãy chắc chắn rằng lớp lót trong túi trông giống như túi mẫu

Bạn hãy chắc chắn rằng lớp lót trong túi trông giống như túi mẫu

Đinh tán trên túi mất đi độ bóng hoặc trông bóng giả tạo thì chiếc túi của bạn có thể là giả.

Đinh tán trên túi mất đi độ bóng hoặc trông bóng giả tạo thì chiếc túi của bạn có thể là giả.

Một trong những đặc điểm dễ phát hiện hàng fake nhất là những chi tiết đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ như đường may lót bên trong hay bộ dây, khóa.

“Bạn hãy nhìn vào bên trong túi, nếu phần khóa kéo hoặc đinh tán trên túi mất đi độ bóng hoặc trông bóng giả tạo thì chiếc túi của bạn có thể là giả. Ngoài ra cũng nên chắc chắn rằng lớp lót trong túi trông giống như túi mẫu” – Cô Mills chia sẻ kinh nghiệm. 

3. Hãy bỏ thời gian

Alexandra Mills, CEO của một công ty về độc quyền thương hiệu cho biết dù mua hàng hiệu tại cửa hàng hay mua online thì bạn không nên vội vàng.

Trước khi chi tiền cho nó hãy bỏ thời gian để tìm hiểu về món đồ đó. Bạn nên yêu cầu người bán trình những giấy tờ mua bán liên quan trước đó. 

Cô Mills đưa lời khuyên rằng nếu bạn mua hàng hiệu online thì nên kiểm tra hoặc liên hệ với ngân hàng hoặc công ty tín dụng có liên quan tới website bán hàng đó để kiểm tra xem họ có giao dịch hay làm ăn thiếu minh bạch không.

Nếu không đủ khả năng làm việc này thì nên tham khảo độ tin tưởng của website trên các diễn đàn hàng hiệu trên mạng như Purseblog. 

“Nếu bạn mua hàng online, hãy theo dõi hoạt động của website một thời gian trước khi mua. Nếu website đó bán hàng dỏm thì chắc chắn sẽ có lúc nó bị phát hiện và phải tạm đóng cửa. Bạn cũng nên liên hệ thử với bộ phận bán hàng xem dịch vụ phản hồi khách hàng của họ làm việc có chuyên nghiệp không và theo dõi các phản hồi về họ trên mạng.” – Cô Mills nói.

Túi xách hàng hiệu là mơ ước của rất nhiều cô gái

Túi xách hàng hiệu là mơ ước của rất nhiều cô gái

4. Cẩn trọng với địa chỉ mua 

Theo cô Mills, bạn nên cẩn trọng với những website hay cửa hàng bán lại đồ hiệu từ những đất nước có nguồn hàng fake dồi dào như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.

Thay vì đó bạn nên mua ở những nước phát triển như Úc, Mỹ, Nhật hay Ý… Khi bạn mua phải đồ fake thì có thể liên hệ với Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tại các nước này để giải quyết. Website bán hàng giả sẽ nhanh chóng bị xử lý. 

5. Tìm các địa chỉ uy tín 

Hãy mua ở những cửa hàng uy tín

Hãy mua ở những cửa hàng uy tín

Hầu hết các shop bán hàng hiệu sang nhượng, ký gửi có tiếng tăm thường không dễ đánh đổi danh tiếng của mình bằng một vài món hàng fake trà trộn.

Vì thế cô Mills khuyên người tiêu dùng nên mua tại các website có uy tín bán hàng khoảng vài năm trở lên.

Những trang như Therealreal có liên kết với gần trăm công ty thời trang trên toàn cầu sẽ dễ dàng xác minh món hàng bạn mua là giả hay thật. 

Tại sao bạn không nên mua hàng fake?

– Hàng hiệu fake có chất lượng kém và dễ hỏng

– Chúng được làm từ những phân xưởng với nhân công giá rẻ và có thể có nhân công trẻ em

– Nguồn tiền từ hàng fake có thể là nguồn tiền cung cấp cho các tổ chức tội phạm. Interpol từng chỉ ra mối liên quan giữa một số nguồn tiền từ túi fake có liên quan tới tổ chức khủng bố. 

– Túi và nữ trang fake có thể làm từ nguyên liệu kém đảm bảo, gây ảnh hưởng khó lường tới sức khỏe của bạn. 

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam