Dưới đây là lịch tiêm phòng và địa chỉ tiêm phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội mà mẹ bầu cần biết:

Lịch tiêm phòng:

Thời gian

Loại bệnh

Thời điểm tiêm phòng

Những nguy hiểm nếu không tiêm phòng

Trước khimang thai

Rubella

Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu

Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối củathai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật

Viêm gan B

Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được

Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan

Thủy đậu

Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu

Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở

Cúm

Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai

Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

Trong khi mang thai

Uốn ván

Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng

Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Cúm

Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau)

Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi

Địa chỉ tiêm phòng tại thành phố Hà Nội:

Tên trung tâm

Địa chỉ

Số điện thoại

Trung tâm Y tế dự phòng

50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

70 Nguyễn Chí Thanh,Đống Đa, Hà Nội

04. 38229263

04. 37730268

Phòng tiêm chủngquốc tế

Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội

04. 3733.9803

Trung tâm tiêm phòng

35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198)

04. 3768.5512

Phòng tiêm chủng SAFPO

135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

04. 39727071

Bệnh viện Việt Pháp

Số 1, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

04. 3577 1100

Các trạm y tế tại các phường trên địa bàn Hà Nội

-

-

Lưu ý:

Đối với từng loại vacxin, các mẹ cần phải hỏi ý kiến của bác sỹ và các chuyên gia của mỗi loại và giám sát thường xuyên, đi đến bác sỹ ngay khi thấy triệu chứng không bình thường.

Hơn nữa, để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cả mẹ và bé, các mẹ cần phải lập kế hoạch đến khám bác sỹ định kỳ giúp bé luôn trong tình trạng an toàn và phát triển tốt.

Việc tiềm vắc xin uốn ván là không được bỏ qua. Nó còn quan trọng hơn đối với các mẹ mang đa thai, cần phải tiêm sớm hơn bình thường bởi các mẹ mang đa tha thường có khả năng sinh con sớm.

Các mẹ cũng phải nhờ chuyên gia và bác sỹ theo dõi một cách liên tục xem phổi của bé có hoạt động bình thường không và làm theo những chỉ dẫn của họ.

Khánh Nguyễn (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online