Bát nhang là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên.
Thông thường, có 3 loại bát hương.
Thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.
Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
Thờ gia tiên: Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.
Sau một thời gian thắp nhang, bát hương thường đầy. Một số người cho rằng, bát hương càng đầy thì càng linh. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chỉ là suy đoán, bởi bát hương đầy thì nguy cơ gây hỏa hoạn là có thể xảy ra. Do đó, mỗi năm ít nhất 1 lần, các gia đình thường phải rút tỉa chân nhang.
Thông thường, việc tỉa rút chân hương (nhang) được các gia đình thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp.
Đây là thời điểm quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để ban thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. Có quan niệm cho rằng, chỉ được phép di chuyển các đồ đạc khác, nhưng bát hương thì không được phép di chuyển.
Theo các chuyên gia, lau dọn bát hương thì cố gắng không làm xê dịch, không xoay hoặc sai vị trí của bát hương. Nếu vì lý do bất khả kháng thì sau khi lau dọn xong phải thành tâm sám hối và đặt lại đúng như trước.
Thực tế nhiều người cho rằng phải chờ đến ngày 23 tết ông Công ông Táo mới tỉa chân hương và lau chùi – đó là quan niệm sai lầm. Thậm chí có người còn để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác.
Đó là sự mê tín và có ý khoe khoang để chứng tỏ rằng “ta là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng… Đứng về mặt Tâm linh thì sự “khoe khoang” đó chỉ chứng minh rằng tín chỉ là người rất hay vụ lợi, thích kể lể công lao…
Cũng có nhiều gia đình cẩn thận, trước khi rút chân nhang có biện lễ vật, thắp hương xin phép được thực hiện việc lau dọn bàn thờ. Sau khi xin phép, gia chủ sẽ rút tỉa từng chân hương cho tới khi còn lại một số lẻ sao cho đẹp nhất.
Thông thường, sẽ để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương trong bát hương. Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.
Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay, khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng), lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…
Chọn người
Ai cũng có thể bao sái ban thờ. Nhưng nếu trong nhà chọn được người chỉnh chu, có tâm trong công việc thờ cúng thì rất tốt, bởi ban thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.
Trước khi bao sái, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ rồi hãy bắt đầu công việc. Cần giã vài củ gừng, ngâm với rượu trắng trước (nên ngâm nhiều một chút để bao sái đồ thờ cúng, thừa thì dùng chữa cảm lạnh nên không sợ lãng phí).
Xin phép
Trước khi bao sái ban thờ sắm đĩa hoa quả tươi đặt lên thắp hương, xin phép quan thần linh và gia tiên biết việc thời gian bao sái ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh để con cháu thực hiện công việc (nhiều gia chủ tiến hành việc này từ hôm trước).
Chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải đỏ, hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau để tránh bị lẫn lộn. Đợi hương tàn hãy bắt đầu công việc.
Lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng rượu - gừng, hoặc nước ấm, không được dùng nước lạnh. Nếu có bài vị của phật, thánh thì lau trước, sau đó đổ nước cũ, thay nước mới để lau bài vị của tổ tiên. Lau sạch ban thờ bằng nước sạch, rồi lau lại bằng rượu gừng, nước thơm. Bao sái ban thờ nên làm vào cuối tháng, trước khi làm lễ cúng Táo quân chầu trời.
Sử dụng bát hương
Gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.
Khi lau dọn bát nhang, bài vị, ban thờ… phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch. Quan điểm không để động bát hương chỉ phù hợp với từng nơi, có nhiều nơi vẫn bê bát hương xuống lau chùi bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi rút chân nhang:
- Dùng khăn sạch lau bàn thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác. Tốt nhất nên mua 1 khăn vải bông trắng mới về giặt và vắt khô để lau.
- Tránh để bát hương, các đồ thờ cúng khác gần nơi ô uế, mất vệ sinh.
- Đối với bát hương bằng đồng, tuyệt đối không rửa nước vì sẽ gây mốc xanh. Tốt nhất nên dùng giẻ hơn ẩm lau hoặc lau khô.
- Đối với bát hương bằng sứ, tránh va chạm, rơi vỡ.
Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc khi nào thì rút chân hương, rút chân hương vào ngày nào, thủ tục các bước rút chân hương cũng như cách rút chân hương đúng nhất theo truyền thống của người Việt.
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày 23 Tháng Chạp Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ gia chủ thắp hương và khấn xin phép như sau: Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là:………………Ngụ tại:…………………. Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào) Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận. Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Sau hơn nửa tuần nhang thì có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ. |