Cham-tien-do

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về cham-tien-do, cập nhật vào ngày: 05/05/2024

Câu chuyện rà soát thanh tra, tập trung vào các dự án, khu vực quản lý đất đai lỏng lẻo là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, làm gì để xử lý dứt điểm các dự án sai phạm, các dự án "treo" nhưng lại không "đánh oan" các doanh nghiệp làm ăn chân chính là bài toán không dễ giải.

Thời gian qua, hàng loạt dự án bất động sản từ nghỉ dưỡng, đến khu đô thị, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê ở nhiều tỉnh thành phố đều bị “dừng” bởi nhiều lý do, thậm chí còn lọt danh sách bị thu hồi.

Sau những “lùm xùm” liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, thu hồi đất thực hiện Dự án Xây dựng lại khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt, mới đây, người dân lại phản ánh các vấn đề liên quan đến việc chủ đầu tư thi công xây dựng dự án.

Thành phố Hà Nội vừa công bố danh tính 16 dự án bất động sản bị chấm dứt hoạt động do chậm triển khai.

Nhiều công trình bị bỏ hoang hàng chục năm nay trên đất vàng Thủ đô đã trở nên hoang hoá, hư hỏng. Nếu xét theo giá đất ở hiện hành, một số công trình có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng tính theo giá giao dịch thực tế các lô lân cận.

Hà Nội hiện có 383 dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm. Tình trạng này gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng lớn đến môi trường đô thị.

Đã quá thời hạn bàn giao nhà theo Hợp đồng gần 2 năm, nhưng chủ đầu tư dự án Khu chung cư cao tầng và dịch vụ Phương Đông - Mỹ Sơn Tower (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn “bình chân” trước sự lo lắng của khách hàng.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, TP đang tiếp tục rà soát tình trạng sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 với số lượng khoảng 1.283 dự án và qua rà soát ban đầu cho thấy có trên 280 dự án có dấu hiệu chậm tiến độ. Đặc biệt những dự án chậm tiến độ này sẽ bị phân loại, dự án nào chậm tiến độ lâu năm thì TP sẽ thu hồi lại.

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) được thành lập từ năm 1998, với mục tiêu trở thành một thành phố khoa học và công nghệ “thung lũng Silicon” tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau 19 năm, hạ tầng kỹ thuật khu này vẫn còn rất ngổn ngang, mặt bằng cũng chưa giải phóng xong...

Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân sống tại phường Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) đang phải sống chung với mùi hôi thối, nhếch nhác cạnh con mương ô nhiễm nghiêm trọng.

Tòa CT1 – 104 thuộc dự án Usilk City (Hà Đông, Hà Nội) do Công ty CP Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư đã được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo quyền lợi khách hàng.

Hơn 100 hộ dân đã phải "ngậm ngùi" nhận nhà chưa đủ điều kiện bàn giao trong tình trạng không hệ thống PCCC, không sân chơi, thang máy liên tục hỏng…. của cụm nhà CT1 dự án Usilk City (Hà Đông, Hà Nội) vì đang gặp phải khó khăn trong vấn đề nhà ở.

Sau hơn 10 năm được phê duyệt, dự án mở rộng vành đai I (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái) đã được thông xe một phần đường đầu năm 2016. Chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng đã khiến đoạn đường dài 550 m nhưng trị giá lên tới 1.139 tỷ đồng.

Dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn – ga Hà Nội thi công chậm so với yêu cầu của UBND TP Hà Nội đã khiến cho việc đi lại của người dân tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Dự án Usilk City do Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long (SĐTL) là chủ đầu tư có quy mô khá lớn trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội. Tuy nhiên, sau nhiều năm khởi công, dự án rơi vào tình trạng “thất bại”, nhiều khách hàng đang là nạn nhân của dự án.