Xuất phát từ thực tế, đa số những người đi vay thường không am hiểu về pháp luật và tín dụng. Tâm lý của họ lại muốn nhanh gọn nên rất dễ bị kẻ xấu rủ rê, lợi dụng. Tuy nhiên, thường thì họ sẽ không có khả năng thanh toán bởi lãi suất quá cao, thời gian trả nợ gấp nên rất dễ rơi vào tình trạng cùng quẫn và rồi cứ lẩn quẩn trong vòng xoáy của tín dụng đen.
Trong thời đại 4.0, người dân ngày càng tiếp cận vốn vay thuận tiện và an toàn hơn
Không những vậy, để đòi nợ, những đối tượng cho vay lại sử dụng hình thức “xã hội đen” khiến nhiều người hoảng sợ, gây mất trật tự, an toàn xã hội, bất chấp quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc xử lý các hoạt động tín dụng đen, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, Điều 201) về tội Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm, trong đó có quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 100.000.000 đồng; đồng thời có thể bị xử tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc bị cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.
Việc các công ty tài chính tiêu dùng hoạt động đã được pháp luật cấp phép, bảo vệ chính là điều kiện để người dân tiếp cận vốn vay thuận tiện và an toàn hơn.
Nhận định về thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam, các chuyên gia về tài chính đều cho rằng, Việt nam đang đứng trước cơ hội phát triển “vàng” với hàng loạt những điều kiện tốt như kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, nhóm lao động có xu hướng chi tiêu vượt mức lương và chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm sang mua sắm cũng như có xu hướng chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang tín dụng tiêu dùng.
Một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng là hoạt động tài chính tiêu dùng phát triển bởi điều này sẽ giúp người dân tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức, nhất là những khách hàng dưới chuẩn vay ngân hàng, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, nhiều công ty tài chính tiêu dùng đã đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ để nhanh chóng nắm bắt nhu cầu, tiếp cận và gia tăng trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy khả năng cho vay thành công, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhiều người.
Nói về sự tác động của Cách mạng công nghệ 4.0 tác động tới lĩnh vực tài chính – ngân hàng như thế nào, bà Nguyễn Thùy Dương - Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Dịch vụ tài chính (EY Việt Nam) cho biết, trong những năm gần đây, tác động của cách mạng công nghệ 4.0 là rất rõ rệt. Điều này không chỉ thấy ở những ngân hàng lớn mà các công ty tài chính cũng không ngừng đầu tư vào nền tảng công nghệ số nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng và quy trình cho vay, từ đó gia tăng vị thế cạnh tranh của mình trong thị trường cũng như mở rộng thị phần trong nước và quốc tế.
“Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự ra đời của một loạt các công nghệ đột phá khiến các công ty tài chính đang phải nỗ lực mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng ngày càng lớn về chất lượng sản phẩm cũng như trải nghiệm người dùng. Chuyển động này đem đến những lợi ích nhất định cho người dùng”, bà Nguyễn Thùy Dương phát biểu tại một diễn đàn.
Một số chuyên gia tài chính cho rằng, đột phá công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 đã giúp rút ngắn khoảng cách của người vay, nhất là cho vay tiêu dùng với sản phẩm tài chính. Khách hàng thời nay mong muốn được giải ngân nhanh chóng, do vậy, các công ty tài chính tiêu dùng liên tục ứng dụng công nghệ, tích cực thúc đẩy việc thu hút thêm các khách hàng mới. Trong đó, đặc biệt chú trọng vào đối tượng khách hàng cá nhân ít có cơ hội tiếp cận với các khoản vay tiêu dùng từ ngân hàng.
Ông Nguyễn Thiện Tâm – Giám đốc Trung tâm Sáng kiến FE Credit tại một buổi tập huấn về thị trường tài chính tiêu dùng.
Mới đây, trong một buổi tập huấn về thị trường tài chính tiêu dùng, phát biểu về sự phát triển thị trường tài chính tiêu dùng trong cách mạng công nghiệp 4.0, đại diện Công ty Tài chính tiêu dùng, ông Nguyễn Thiện Tâm – Giám đốc Trung tâm Sáng kiến FE Credit đánh giá cao những công nghệ tiên tiến của kỷ nguyên 4.0. Theo ông Tâm, đây được xem là chiến lược cần thiết để doanh nghiệp bứt phá và đảm bảo vị thế của mình trong tương lai.
Đồng thời, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến FE Credit cũng đưa ra những chiến lược vươn xa của FE Credit trong kỷ nguyên 4.0 như: Cơ sở dữ liệu khổng lồ (Big Data, tự động hóa (Automation) và số hoá dữ liệu (Digitalization) nhằm mang lại những trải nghiệm thú vị cho khách hàng.
Ông Tâm cho biết thêm, FE Credit đang đưa vào thử nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt và kiểm tra chất lượng hình ảnh, giúp nhận dạng khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực.