Lời tòa soạn:
Thời gian gần đây, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng khẩu trang phòng dịch tăng cao, dẫn đến tình trạng nhiều cá nhân, doanh nghiệp trục lợi, đặt lợi ích kinh tế lên trên những quyền lợi chính đáng của khách hàng.
Trên tinh thần thượng tôn người tiêu dùng, chúng tôi khởi đăng tuyến bài về những vấn đề xung quanh câu chuyện “chiếc khẩu trang” thời Covid-19. Thông qua đó, mỗi người tiêu dùng sẽ nhận thức thông thái hơn, tránh mua phải các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường và cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Việc liên tiếp xuất hiện những quảng cáo với những công dụng “thần thánh”, “đánh” vào tâm lý lo lắng, cạnh tranh khách hàng ngay cả khi sản phẩm còn chưa được qua kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đã khiến người tiêu dùng rơi vào ma trận khẩu trang, rất khó để có thể phân biệt đâu là được hàng thật, hàng giả hay hàng kém chất lượng, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Theo đó, Vụ thị trường trong nước, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã công bố danh sách các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang có chứng nhận hợp quy, được đánh giá quy trình sản xuất phù hợp (PT5) và chứng nhận sản phẩm khẩu trang theo từng lô sản phẩm (PT7) - tính đến ngày 20/4/2020 để người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt và tiếp cận với các sản phẩm đạt chuẩn.
Theo quy định, việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo nhiều phương thức. Lựa chọn phương thức nào tùy thuộc vào nguyên tắc sử dụng các phương án đánh giá hợp quy và theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
Sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ khoa học công nghệ có thể chứng nhận theo phương 7 hoặc phương thức 5.
Việc đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy theo phương thức 5 được thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
DN sản xuất khẩu trang vải được đánh giá chứng nhận quy trình sản xuất phù hợp - PT5
1. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex): Công ty Dệt kim Đông Xuân (Vinatex), Công ty cổ phần May Việt Thắng, Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, Công ty CP Dệt may Huế và các DN khác do Tập đoàn huy động.
2.Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG
3. Công ty CP dệt lụa Nam Định
4. Công ty TNHH Hàn Việt
5. Công ty cổ phần X20
6. Công ty cổ phần dệt may Hưng An Bình
7. Công ty TNHH Minh Trí
8. Công ty CP Babu Việt Nam
9. Công ty Cổ phần sản xuất thời trang Dự Phát
10. Viện công nghệ môi trường và biến đổi khí hậu
11. Công ty CP Việt Trung
12. Bảo Minh Textiles JSC
13. Công ty CP May Quốc tế Thắng Lợi
14. Công ty TNHH SX TK May thêu Thu Hương
15. Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Minh Thắng
16. Công ty CP Đầu tư Tân Ý
17. Công ty TNHH dệt may Hoàng Quân
18. Chi nhánh Xí nghiệp 197 -Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng
19. Công ty CP may Sông Hồng
20. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Minh Đạt
21. Công ty CP đầu tư TMDV Sáu Phong
22. Công ty TNHH Việt Thắng Jean
23. Công ty Cổ phần Dệt may Nam Việt
24. Công TY TNHH Tân Phú
25. Công ty TNHH May mặc Dony
26. Thanh Phat Garment
27. Công ty CP X20 - TCHC - BQP
28. DONG NAI GARMENT CORPORATION (DONAGAMEX)
29. Công ty CP Tân Ý
30. Công ty CP XNK Y tế DOMESCO
31. Công ty CP Kết nối Thời trang
32. Công ty CP Dệt may Liên Phương Faslink
33. Công ty TNHH HARIGROUP
Việc đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy theo phương thức 7 được thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác xuất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để đưa ra kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa đó mà không cần đánh giá, giám sát.
DN được chứng nhận sản phẩm khẩu trang theo từng lô sản phẩm (PT7)
1. Công ty TNHH Cô Mô
2. Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty 28
3. Công ty Max Plengo
4. Công ty May Cam Ranh
5. Công ty CP Dệt may và Thương mại Minh Trí
6. Công ty TNHH Dệt May Hải Đăng
7. Công ty CP may Hưng Việt
8. Công ty CP thời trang K's Closet
9. Công ty Cổ phần Thời trang HAKI
10. Công ty TNHH TM sản xuất Anh Khoa
11. Công ty Xuất Nhập Khẩu Mạnh Ninh
12. Công Ty TNHH Đông Bích
13. Công ty CP đầu tư Minh Bảo Tín
14. Công ty TNHH dệt may Nguyên Dung
Thông qua danh sách và những khuyến cáo của các cơ quan chức năng, trong mọi trường hợp, người tiêu dùng nên tìm hiểu, xem xét kỹ về nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng được phép lưu hành của Nhà nước, Bộ Y Tế để tránh những rủi ro, chung sức đẩy lùi hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm này - khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.