Những mặt hàng gắn mác “Made in Vietnam” sẽ xuất hiện nhiều hơn và Đông Nam Á sẽ là công xưởng tiếp theo của thế giới. Đó là nhận định của Savills về tiềm năng đầy triển vọng của Việt Nam và khu vực, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

do thi hoa tang lop trung luu yeu to lam tang suc hut thi truong bat dong san

Theo Savills, thời gian tới, Đông Nam Á sẽ là nhà máy tiếp theo của thế giới. Trong bối cảnh chi phí nhân lực và đất đai ngày càng tăng tại Trung Quốc, những mặt hàng gắn mác “Made in Vietnam” hay “Made in Indonesia” dự kiến sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Đánh giá lợi thế của thị trường Việt Nam, ông John Campbell, Tư vấn Cấp cao, Bộ phận Công nghiệp Savills Việt Nam nhận định: “Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực đến từ chi phí lao động thấp, giá đất tương đối thấp, mức thuế doanh nghiệp ưu đãi, lực lượng lao động năng động và vị trí địa lý gần những thị trường nguồn cũng như thị trường mục tiêu”.

"Là một trong những thị trường công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, Việt Nam là điểm đến thuận lợi đối với nhà đầu tư quốc tế. Ví dụ, thời gian gần đây các đơn vị sản xuất của Apple đã thể hiện mong muốn chuyển dịch hoạt động tới Việt Nam nhằm tránh mức thuế 200 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc”, ông Campbell nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Savills cũng chỉ ra rằng, châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực tập trung những thành phố lớn nhất thế giới. Đô thị hóa được coi là yếu tố cốt lõi nhất tác động đến thị trường bất động sản. Hiện tại khu vực này đang trong giai đoạn đô thị hóa với tốc độ chưa từng có.

Cũng theo Savills, dù có GDP bình quân đầu người thấp hơn Mỹ, nhưng đã có hàng trăm triệu người châu Á đã gia nhập tầng lớp tiêu dùng với sức mua chưa từng có đối với đồ điện tử, thời trang hàng hiệu và những sản phẩm giải trí khác.

Đến năm 2030, dự đoán có hơn 60% tầng lớp trung lưu của thế giới sẽ sống tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm thị phần lớn hơn Mỹ trong lượng tiêu dùng toàn cầu.

Sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu được kỳ vọng sẽ mang đến những đổi thay mạnh mẽ với cả thị trường bất động sản, trong đó có các phân khúc hạng sang, cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng.

do thi hoa tang lop trung luu yeu to lam tang suc hut thi truong bat dong san
Việt Nam được đánh giá là một trong số các quốc gia có tốc độ đô thị hóa tốp đầu khu vực trong những năm trở lại đây

Đô thị hóa tại Việt Nam

Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã gắn kết quá trình đô thị hóa với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (năm 2016).

 

Theo tbck.vn