Dự án treo

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về dự án treo, cập nhật vào ngày: 07/12/2024

Việc các dự án bất động sản tồn đọng nhiều năm không được giải quyết đang gây ra những hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng đến cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân....

Bên cạnh lãi suất, thị trường bất động sản đang đối mặt với một thách thức mới: chi phí vốn gia tăng. Tình trạng tắc nghẽn dự án khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy vốn hóa lãi vay, tiềm ẩn những rủi ro khó lường

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo trả lời ý kiến cử tri trong tỉnh trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, liên quan đến phát triển hạ tầng, triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.

Vấn đề thu hồi dự án treo, dự án chậm tiến độ, đảm bảo an sinh cho người dân bị thu hồi đất, hoàn thiện bất cập tại mặt bằng tái định cư là vấn đề đang rất cần được các cấp chính quyền Thanh Hóa chỉ đạo quyết liệt.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung kiểm tra, xử lý 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP, không để tình trạng chây ỳ, kéo dài.

Nhằm tăng cường công tác quản lý về đất đai, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 13 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kiểm tra loạt dự án treo, xử lý nghiêm những dự án lừa đảo; Tái định cư tại chỗ cho trường hợp bị thu hồi đất; HoREA thúc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cấp “sổ hồng” cho người dân là những nội dung chính.

Mười năm qua, dự án dậm chân tại chỗ khiến đất đai bị bỏ hoang, lãng phí tài nguyên, còn hàng trăm hộ dân trồng hoa thì mất tư liệu sản xuất.

Số lượng các dự án sai phạm, sử dụng sai mục đích, dự án treo đang có chiều hướng gia tăng qua các năm. Khi phát hiện doanh nghiệp có sai phạm, việc thu hồi dự án tưởng chừng như rất dễ lại đang hóa thành khó. Chia sẻ trong chương trình Góc nhìn đa chiều tuần này, TS.KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư kí Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, nếu cứ cấp cả trăm dự án cho các doanh nghiệp nhưng không được triển khai xây dựng, bỏ hoang hoặc sai phạm tràn lan còn Nhà nước không kiên quyết thu hồi lại thì nỗi lo đô thị “rỗng” sẽ luôn hiện hữu.

Câu chuyện rà soát thanh tra, tập trung vào các dự án, khu vực quản lý đất đai lỏng lẻo là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, làm gì để xử lý dứt điểm các dự án sai phạm, các dự án "treo" nhưng lại không "đánh oan" các doanh nghiệp làm ăn chân chính là bài toán không dễ giải.

Thời gian qua, hàng loạt dự án bất động sản từ nghỉ dưỡng, đến khu đô thị, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê ở nhiều tỉnh thành phố đều bị “dừng” bởi nhiều lý do, thậm chí còn lọt danh sách bị thu hồi.

Chủ trương của Chính phủ và các địa phương như Hà Nội, TP.HCM gần đây là xử lý những dự án bất động sản sau khi phát hiện sai phạm, trong đó một phương án được đề xuất là thu hồi dự án. Dẫu biết việc thu hồi là đúng để góp phần minh bạch thị trường, song có một “lỗ hổng” lớn hiện nay là việc thu hồi này bao gồm cả những dự án đã qua mua bán chuyển nhượng, là những dự án đã được chủ đầu tư rót vốn để hồi sinh. Câu hỏi đặt ra là có cần phải ứng xử linh hoạt, giải quyết có tình có lý đối với những dự án đầu tư dở dang, dự án đã mở bán cho người dân?

UBND TP. Hà Nội mới đây đã báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND TP tại báo cáo kết quả giám sát và thông báo kết luận của Thường trực HĐND thành phố về phiên giải trình tình hình quản lý các dự án án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn.

Sau hơn 20 năm được triển khai, Dự án Làng đại học Đà Nẵng mới chỉ có 3 cơ sở được hoàn thiện cơ bản, còn lại là những công trình nhỏ lẻ, ì ạch và nhiều khu đất bị bỏ hoang.