Bà Nguyễn Thị T (Gò Vấp, TPHCM) là một trong hàng triệu nạn nhân của tín dụng đen. Do có nhu cầu vay 50 triệu đồng để trả tiền viện phí mà không vay mượn bạn bè, họ hàng được nên buộc phải tìm đến tín dụng đen.
Sau 9 tháng, gia đình bà đã trả được gần 30 triệu đồng nhưng số tiền nợ vẫn còn lên tới gần... 50 triệu đồng. Không những thế, với cách tính lãi mẹ đẻ lãi con, bà T lo ngại rằng 50 triệu đồng nữa cũng không đủ để trả hết nợ.
Những trường hợp vướng vào vòng xoáy tín dụng đen như bà T không phải là hiếm, đặc biệt là ở những khu vực dân cư có thu nhập thấp, các vùng ngoại thành, giáp gianh thành phố lớn, khu công nghiệp, vùng nông thôn,... do người dân thường xuyên có nhu cầu vay các khoản nhỏ nhưng lại không đủ điều kiện để tiếp cận các khoản vay từ phía ngân hàng do rào cản thủ tục và điều kiện thế chấp quá cao.
Trong bối cảnh đó, cho vay tiêu dùng từ các công ty tài chính có thể coi là lựa chọn hàng đầu cho người dân bởi đây là kênh phân phối vốn hợp pháp duy nhất cho phép người dân dễ dàng tiếp cận, giá trị khoản vay linh hoạt, lãi suất rõ ràng, thủ tục đơn giản, không yêu cầu thế chấp.
Một số công ty tài chính tiêu dùng như Home Credit còn cho phép xét duyệt các khoản vay cho khách hàng trong thời gian chưa tới... 10 phút đồng hồ, thậm chí là xét duyệt qua mạng internet để tiết kiệm nguồn lực cho cả phía khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.
Theo các chuyên gia, nếu được nhìn nhận một cách đúng mức thì vai trò của các Công ty tài chính tiêu dùng không thua kém gì so với ngân hàng, nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa hay các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay món nhỏ lẻ cho mục đích tiêu dùng trong thời gian ngắn…
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng: “Lợi ích lớn nhất mà các công ty tài chính mang lại cho người tiêu dùng là giúp họ tăng khả năng tiếp cận vốn một cách hợp pháp”. Hơn nữa, “cuộc chạy đua khốc liệt giữa các công ty tài chính như hiện nay sẽ mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng cả trên khía cạnh lãi suất và điều khoản cho vay”, TS Lực nhấn mạnh.