Hàng giả

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về hàng giả, cập nhật vào ngày: 21/09/2024

Phát triển thương mại điện tử là một nhu cầu tất yếu của thời kỳ công nghiệp 4.0, không chỉ mang lại những giá trị, lợi ích cho DN và người dân, mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Hàng trăm đồng hồ nghi giả mạo các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới vừa được lực lượng chức năng Quản lý thị trường TP.HCM tạm giữ, chờ xác minh điều tra.

Tự tuyên bố trên mạng xã hội bằng những lời có cánh như “Cheapie Market là chuỗi cửa hàng cosmetics chính hãng, có nguồn gốc và thương hiệu xuất xứ rõ ràng" nhưng từ những phản ánh của khách hàng, đi sâu tìm hiểu, PV đã phát hiện nhiều nghi vấn cần phải làm rõ về chuỗi cửa hàng nổi tiếng này.

Thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc mua bán trên mạng xã hội ngày càng sôi động. Tuy nhiên, hiện mạng xã hội đang là kênh được nhiều đối tượng lợi dụng để rao bán, quảng cáo, khuyến mại nhiều hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, điện tử...

Những tháng cuối năm, cũng là lúc người tiêu dùng có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm quà biếu, sử dụng trong dịp Tết, nhất là các loại hạt, ngũ cốc nhập khẩu như mắc ca, chia, yến mạch,… Nhưng đồng thời, thị trường cũng bắt đầu xuất hiện các sản phẩm nghi là hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, thậm chí có trên cả các trang thương mại điện tử được cho là uy tín như Lazada, Sendo hay Shopee.

Được giới thiệu là hàng xách tay, hàng nhập khẩu chính hãng, tuy nhiên, trên thị trường có nhiều mặt hàng mỹ phẩm được bày bán công khai mà người tiêu dùng không hề biết đơn vị nào phân phối, ai là người chịu trách nhiệm sản phẩm...

Bên cạnh chất lượng, mẫu mã… thì giá là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng quyết định mua hàng. Nhưng đôi khi, nếu chỉ để ý đến giá, vô tình sẽ khiến bạn ngỡ mua rẻ mà lại hóa đắt.

Nghĩ rằng các sản phẩm đồ gia dụng mang thương hiệu Fagor Tây Ban Nha do Công ty Tristar Việt Nam độc quyền phân phối là hàng tốt, nhưng chỉ sau 4 năm sử dụng, gia đình chị Ngọc Ánh ở Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) mới thấy mình đã “rước hoạ” khi vớ phải đống đồ đồng nát giá trị hàng trăm triệu đồng.

Những mặt hàng bị tiêu hủy bao gồm: mỹ phẩm, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, rượu, nước hoa… nhái nhiều thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Chanel, Lacoste, Rolex, Gucci, Nike, Adidas…

Song hành với các thương hiệu đồng hồ tầm trung như Fossil, DW, Orient, Citizen... bằng con đường chính ngạch, Đức đồng hồ vẫn ngang nhiên kinh doanh những mẫu đồng hồ hàng giả được gắn mác những thương hiệu nổi tiếng (Rolex, Longies, Hublot, Patex Philippe…) một cách công khai tại các chuỗi cơ sở. Đáng nói, dù là hàng giả, không rõ nguồn gốc, giấy tờ, hoá đơn nhưng những cửa hàng này vẫn “bình an vô sự” không bị kiểm tra, xử lý.

Chỉ vì lợi nhuận, chủ cửa hàng đồng hồ Titamex Watch (số 59 – ngõ Thịnh Quang – quận Đống Đa – Hà Nội) đã bất chấp luật định, “phớt lờ” cơ quan chức năng để kinh doanh, buôn bán đồng hồ giả.

Dù đã bị cơ quan chức năng “sờ gáy” nhưng Civili store vẫn ngang nhiên hoạt động buôn bán đồng hồ giả với những chiêu trò quảng cáo tinh vi hơn trước. Điều này khiến dư luận một lần nữa đặt câu hỏi chế tài chưa đủ mạnh hay Civili Store đang coi thường và thách thức pháp luật?!

Ngoài các cửa hàng chính thức, mỹ phẩm The Face shop cũng được bán khá rộng rãi trên mạng với các mức giá chênh lệch nhau nhiều lần khiến khách hàng khá hoang mang trước "biển giá" này.

Tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh TPCN, Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện khoảng 5.000 sản phẩm TPCN và hàng trăm hộp mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ...

Thời gian qua có khá nhiều tài khoản ngân hàng bị "rút lõi", điều đó cho thấy vấn đề bảo mật tài khoản của nhiều ngân hàng chưa thực sự mang lại sự yên tâm cho khách hàng.