Thay đổi chỉ mang tính hình thức

Nhận thức được tác hại của túi ni lông nên hầu hết các chuỗi siêu thị lớn, cửa hàng thực phẩm sạch trên cả nước đã chủ động triển khai sử dụng túi ni lông phân huỷ sinh học đối với các mặt hàng do khách hàng tự chọn số lượng (như hoa quả, rau củ). 

Đơn cử như hệ thống Metro (nay là Mega Market) đã dừng toàn bộ việc phát túi ni lông khó phân huỷ cho khách hàng xách đồ về nhà từ 2007 và khuyến khích người dân sử dụng những bao bì carton đựng hàng hay bán những chiếc túi có thể tái sử dụng với giá khoảng 7.000 đồng/chiếc.

Các hệ thống bán lẻ lớn như Big C, Lotte Mart hay Co.opmart cũng đều có sự chuyển đổi trong việc sử dụng túi ni lông những năm gần đây.

Túi ni lông tự huỷ được Big C đặt xem kẽ tại nhiều gian hàng.

Túi ni lông tự huỷ được Big C đặt xem kẽ tại nhiều gian hàng.

Ông Vũ Thanh Tân đại diện chuỗi siêu thị Big C cho biết, hiện siêu thị đang sử dung 3 loại túi thân thiện môi trường bao gồm, túi ni lông đựng thực phẩm (miễn phí tại khu vực rau, củ quả), có bày bán thêm ở khu vực gia dụng trong siêu thị); túi nylon đựng hàng hóa phát miễn phí tại quầy thu ngân và Túi Lohas sử dụng nhiều lần (giá từ 6 - 9.000đồng/túi). Không chỉ vậy, hệ thống này còn hỗ trợ đóng thùng carton miễn phí cho khách hàng.

Có được điều này là do, giá túi ni lông tự hủy khá cạnh tranh so với túi nylon thông thường do không phải chịu thuế môi trường. Đồng thời số lượng đặt hàng của các hệ thống này cũng lớn hơn rất nhiều so với các tiểu thương hay cửa hàng nhỏ lẻ nên nhận được nhiều ưu đãi của đối tác cung cấp túi ni lông thân thiện.

Tuy nhiên, việc rầm rộ chuyển sang sử dụng túi ni lông phân huỷ sinh học chỉ là bề nổi tại những chuỗi siêu thị lớn, khi những loại túi này chủ yếu là để bao đựng lớp ngoài cùng sản phẩm tại đây.

Trong khi đó, xuất hiện trong hầu khắp các quầy thực phẩm của các siêu thị vẫn tràn lan nào là khay xốp, màng bọc thực phẩm chằng chịt bọc kín các mặt hàng.

Các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gắn liền với khay xốp, màng bọc đã đành, nhiều mớ rau, quả nho được quảng cáo là thực phẩm hữu cơ Organic, quy trình sản xuất không thuốc bảo vệ thực vật, thân thiện với môi trường nhưng khi chuẩn bị tới tay người tiêu dùng lại bị ngăn cách bởi một lớp ni lông dày thì liệu có còn chữ ‘xanh’ hay không?

Các mặt

Các loại củ quả ở Mega Market được bọc trong cơ man các loại vật liệu khó phân hủy như ni lông, hộp/khay xốp, túi lưới,..

Mập mờ ý thức ‘xanh’

Theo TS. Nguyễn Châu Giang - Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polyme Đại học Bách Khoa, tại Việt Nam hiện nay, túi ni lông tự huỷ hiện còn là một khái niệm mơ hồ, do nhiều người còn nhầm lẫn giữ túi ni lông phân huỷ quang và túi phân huỷ sinh học. 

Theo TS. Nguyễn Châu Giang, nhiều người còn nhầm lẫn trong việc phân biệt túi ni lông phân huỷ sinh học và túi ni lông phân huỷ quang.

Theo TS. Nguyễn Châu Giang, nhiều người còn nhầm lẫn trong việc phân biệt túi ni lông phân huỷ sinh học và túi ni lông phân huỷ quang.

Trên thực tế, túi phân huỷ quang thực chất là loại túi sau một thời gian ngắn thải ra môi trường, chúng sẽ phân rã nhỏ dần tới kích thước mà mắt thường khó có thể phân biệt được nhưng trên thực tế thì chúng vẫn tồn tại ở dạng các mảnh siêu nhỏ.

Còn sản phẩm túi phân huỷ sinh học theo đúng các tiêu chuẩn thực tế thì sau quá trình phân huỷ sẽ chỉ còn nước và khi cacbonic, hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của các sinh vật tại khu vực túi.

Không chỉ vậy, một số siêu thị lớn còn mập mờ chuyện sử dụng những cuộn túi phân huỷ sinh học. Theo TS. Giang tìm hiểu, những chiếc túi này có tên, nguồn gốc rõ ràng nhưng về bản chất lại không thể gọi là túi phân huỷ sinh học mà thuộc nhóm phân huỷ quang mới chính xác. 

Được quảng cáo

Được quảng cáo chất lượng từ nông trại tới bàn ăn nhưng các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch đã "quên" mất việc phải xử lý rác thải từ các bữa ăn.

Anh Nguyễn Hoàng Phương – Người sáng lập Greener Shop, chia sẻ: “trải qua 4 chúng tôi đã tìm rất nhiều, rất nhiều lần chúng tôi tìm cơ hội để tiếp cận những cái sản phẩm túi nilon mà thân thiện với môi trường. Chúng tôi đã thử các sản phẩm như là túi giấy, túi bằng báo hoặc là túi giấy thô. Tuy nhiên rằng, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài chuyện là vẫn phải sử dụng túi nilon thông thường.”

Anh Nguyễn Hoàng Phương luôn muốn tìm một loại túi, bao thân thiện với môi trường thay thế những sản phẩm nhựa dùng một lần hiện nay.

Anh Nguyễn Hoàng Phương luôn muốn tìm một loại túi, bao thân thiện với môi trường thay thế những sản phẩm nhựa dùng một lần hiện nay.

Lý giải nguyên nhân của vấn đề này, Anh Phương cho biết, vấn đề giá cả không cản trở nhiều bởi nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ sản phẩm thân thiện với môi trường. Mà ở đây một phần là do những loại sản phẩm bao, đựng thân thiện môi trường hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày của người tiêu dùng, một phần là do chúng ta quá lệ thuộc vào những sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Thay đổi thói quen của cả tiêu dùng của cả một đất nước không phải là chuyện một sớm một mà cần sự chung tay của nhiều tầng lớp khác nhau. Với những nỗ lực ông lớn trong ngành bán lẻ về vấn đề việc thực hiện các giải pháp để cùng cộng đồng vì một môi trường xanh hiện chỉ là “bề nổi của tảng bằng chìm”.

Trong tương lai sản xuất kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường là tất yếu vì đó là giải pháp tạo niềm tin của người tiêu dùng cũng như phát triển bền vững của doanh nghiệp. Phải chăng họ chưa tìm ra giải pháp hạn chế những mặt hàng nhựa này hay họ vẫn ưu tiên cái lợi trước mắt mà thờ ơ với chính sự phát triển lâu dài chính mình?

Theo Kim Bách/Reatimes