Dịch vụ đặt hàng, đặt đồ ăn online phát triển mạnh trong mùa dịch

Theo dự báo của Reputa, thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam sẽ đạt giá trị khoảng hơn 38 triệu đô la và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới. Tuy nhiên, chưa cần chờ đến tương lai, khi tình hình dịch căng thẳng, các đơn hàng đặt đồ ăn online cũng đã tăng lên nhanh chóng.

Làm sao để an toàn khi đặt đồ ăn online trong mùa dịch?

Dạo qua một vòng các tòa nhà văn phòng vào buổi trưa, không khó để bắt gặp các shipper đang tấp nập giao đồ ăn. Bên cạnh đó, ở một số tỉnh thành đang áp dụng lệnh giãn cách như TP.HCM, các dịch vụ đi siêu thị, hay đi chợ hộ cũng phát triển mạnh khi người dân hạn chế ra đường.

Anh Thành Nam (nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ: "Từ ngày có dịch vụ đi siêu thị hộ, mình thường đặt thực phẩm tươi sống qua app luôn, không phải vòng qua siêu thị hay đi chợ để tránh tiếp xúc nhiều người. Hôm nào lười thì chỉ cần lên GrabFood đặt đồ ăn, vừa được giảm giá mà giao hàng cũng nhanh nữa."

Đặt đồ ăn, đặt hàng online an toàn trong mùa dịch

Đặt đồ ăn, nhu yếu phẩm và thực phẩm tươi sống online được coi là giải pháp hiệu quả để hạn chế tiếp xúc với nhiều người. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ quy tắc phòng dịch nghiêm ngặt, hay giữ khoảng cách an toàn, người tiêu dùng vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Nắm bắt được điều này, nhiều ứng dụng đã triển khai các dịch vụ, tính năng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng và đối tác của mình. Trong đó, Grab là ứng dụng nổi bật với nhiều phương án, hoạt động thiết thực.

Dành cho người dùng

Với lựa chọn phương thức giao hàng không tiếp xúc, đối tác tài xế và người dùng Grab sẽ luôn duy trì ở phạm vi cách 2-3m trong quá trình giao nhận đồ ăn, hàng hoá. Cụ thể, người dùng có thể chọn hình thức giao hàng này trên ứng dụng hoặc nhắn tin cho đối tác tài xế qua tính năng GrabChat. Khi giao hàng, người dùng và các bác tài sẽ xác định một địa điểm chung để nhận hàng, ví dụ như trước cửa nhà, hoặc bác tài chỉ cần đặt đồ ăn lên túi GrabFood sau đó lùi ra xa.

Làm sao để an toàn khi đặt đồ ăn online trong mùa dịch?

Ngoài ra, phương thức thanh toán không tiền mặt cũng được ứng dụng này khuyến khích người dùng sử dụng. Trên ứng dụng Grab, người dùng có thể lựa chọn phương thức thanh toán không tiền mặt như ví điện tử Moca, thẻ ATM, thẻ tín dụng… Trong trường hợp phải thanh toán bằng tiền mặt, người dùng nên bỏ đúng số tiền vào phong bì, sau đó trao đổi với shipper về vị trí đặt phong bì an toàn. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, virus corona có khả năng tồn tại trong một số ngày trên các bề mặt như tờ tiền giấy, người dân nên rửa sạch tay ngay sau khi có những tiếp xúc với tiền mặt.

Dành cho các đối tác

Với mục tiêu đảm bảo an toàn với các đối tác của mình trong mùa dịch, đồng thời giúp người dùng an tâm khi sử dụng dịch vụ, Grab đã triển khai nhiều biện pháp phòng dịch cho đối tác như trao tặng hàng ngàn khẩu trang y tế và bộ quà tặng GrabCare (bao gồm khẩu trang y tế, dung dịch rửa tay sát khuẩn, găng tay y tế), hỗ trợ phun xịt, khử khuẩn và lắp màng chắn bảo vệ miễn phí cho các phương tiện di chuyển của các bác tài.

Làm sao để an toàn khi đặt đồ ăn online trong mùa dịch?

Bên cạnh đó, Grab cũng tích hợp trong ứng dụng các tính năng khai báo tình trạng sức khỏe, hủy chuyến không áp dụng chế tài, và các tính năng báo cáo các vấn đề liên quan đến sức khỏe và vệ sinh khác dành cho đối tác. Grab cũng là một trong số ít những ứng dụng thường xuyên nhắc nhở các đối tác kiểm tra và khai báo thân nhiệt 2 lần/ngày.

Đặt đồ ăn, nhu yếu phẩm online đang là xu hướng hiện nay, nhất là trong mùa dịch. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, mọi người cần tuân thủ những quy định, khuyến cáo của Bộ Y Tế. Người dùng cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn khi lấy hàng và nên lựa chọn thanh toán không tiền mặt. Bên cạnh đó, các bác tài cũng cần thường xuyên cập nhật tình hình sức khỏe và vệ sinh sạch sẽ phương tiện, túi giao hàng,… Mỗi người cần tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp để góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus.

Theo Thu Thảo/Đô thị mới

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/lam-sao-de-an-toan-khi-dat-do-an-online-trong-mua-dich-20201231000003573.html