1. Sắp xếp nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên
Đầu tiên bạn phải hoàn thành các nhiệm vụ mang lại nhiều lợi ích nhất về lâu dài. Bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa nhiệm vụ có “giá trị cao” (mang lại nhiều lợi ích nhất về lâu dài) với nhiệm vụ có “giá trị thấp” (dễ làm nhưng mang lại ít lợi ích).
Doanh nhân thành đạt - Tỷ phú Bill Gates |
2. Tránh trì hoãn
Việc tránh đối mặt với các khía cạnh khó chịu của công việc sẽ không làm công việc đó biến mất. Để dồn ứ hàng tá công việc khó khăn và xử lý một lúc sau khi đã hoàn thành các việc dễ dàng sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy cay đắng vào cuối dự án.
Lập danh sách. Không thể nói hết về những lợi ích của việc chống lại thói quen trì hoãn khi bạn nhìn mớ công việc trước mặt, và gạch bỏ từng mục sau khi hoàn thành. Mỗi danh sách nên đủ dài để khối lượng công việc nằm trong tầm mắt, nhưng không quá dài đến độ bạn cảm thấy mệt đờ mỗi ngày.
Có một chiến thuật là chia nhiệm vụ khó thành các phần nhỏ dễ xử lý hơn, sau đó rải đều các điểm khó khăn của nhiệm vụ đó vào các phần bạn thật sự thích.
Theo sát thời gian biểu: viết ra các việc phải làm và bạn không nhất thiết phải dùng lịch, nhưng thói quen lập thời gian biểu có thể giúp bạn xử lý công việc hiệu quả. Lên lịch làm việc bạn không thích vào một ngày cụ thể, và rồi quên nó đi để tránh bị căng thẳng vào những ngày khác. Việc này sẽ giúp bạn khắc phục thói quen trì hoãn không tốt.
3. Hoàn thành các dự án
Giải quyết các nhiệm vụ từ đầu đến cuối. Việc hoàn thành một dự án sẽ giúp bạn học hỏi nhiều hơn nghìn lần so với làm cả tá dự án nhưng hồ hởi lúc ban đầu rồi bỏ dở, cho dù bạn không bao giờ muốn nhìn lại dự án đó.
Đôi khi bạn phát hiện mình bị sa lầy trong công việc dường như đã đi chệch mục tiêu, nhưng bạn đã đầu tư công sức cho nó cả tuần nay. Nếu dự án đó có lịch trình dự kiến sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn để theo đuổi, đôi khi bạn nên đánh giá lại liệu mình có đang sử dụng thời gian hiệu quả (xem phần trên về nhiệm vụ có “giá trị cao” và nhiệm vụ có “giá trị thấp”). Vậy làm nào để biết khi nào bạn nên từ bỏ một dự án? Tự xem xét lại một cách thành thật và hiểu mình. Nếu bạn thấy mình thường xuyên nghĩ về điều này—và bạn còn một chuỗi các dự án chưa làm—đây có thể là dấu hiệu bạn cần bắt tay vào công việc và làm đến cùng.
4. Chịu trách nhiệm
Cho dù là thành công hay thất bại thì một doanh nhân thành đạt phải sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Nó chứng minh cho nhân viên và quản lý của bạn thấy rằng bạn luôn sẵn sàng đối phó với nhiệm vụ trước mắt một cách công khai và có trách nhiệm. Bạn sẽ không giành được sự yêu mến của người khác nếu lảng tránh các ảnh hưởng tiêu cực do bước đi sai lầm của mình gây ra, và các mối quan hệ kinh doanh có thể phải chịu hậu quả khủng khiếp.
Nguyễn Sinh