Đó là những đánh giá của Chetan Ahya là trưởng kinh tế châu Á của Morgan Stanley, ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán có trụ sở chính tại Mỹ. Với rất nhiều chỉ dấu lạc quan, chuyên gia kinh tế hàng đầu Ahya cho rằng các nền kinh tế châu Á sẽ bứt phá mạnh mẽ.
Theo ông, những lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chững lại gần đây đang bao trùm lên các nhà đầu tư. Họ lo lắng về việc sản xuất ngưng trệ và cắt điện, cũng như tác động xấu từ thị trường bất động sản đang bế tắc.
Việc sao các nhà đầu tư thận trọng bởi vậy cũng thật dễ hiểu. Nền kinh tế châu Á mà Trung Quốc đang được xem như đầu tầu vốn còn đã đi theo quỹ đạo hình sin trong thời gian vừa qua. Vào quý 3 năm 2020, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại như thời trước đại dịch Covid-19.
Sự dồn nén thậm chí còn khiến kim ngạch xuất khẩu tại châu Á tăng 5% so cả với thời trước Covid-19. Mức độ đầu tư cũng phục hồi nhanh hơn so với các chu kỳ trước, cũng tăng hơn 2% so với thời trước Covid-19.
Nhưng sự xuất hiện của các biến thể Covid-19 đã khiến sự tăng trưởng chậm lại trong khoảng 2 quý đầu năm 2021. Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc lại phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch bùng phát một cách nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, do nhận thức được mối nguy lâu dài do đại dịch Covid-19 gây ra, các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia châu Á đã tăng tốc chiến dịch tiêm chủng. Chỉ trong 3 tháng qua, tỷ lệ tiêm chủng tại châu Á nói chung đã tăng từ 32% lên 69% dân số trưởng thành.
Với tốc độ hiện tại và với nguồn cung cấp vắc xin đang rất dồi dào, có thể tin tưởng rằng 10 trong số 12 nền kinh tế nhất châu Á sẽ đạt được tỷ lệ tiêm chủng hơn 80% vào cuối năm nay.
Ngoài ra, rất nhiều quốc gia đã bắt đầu chuyển hướng tiếp cận Covid-19 theo một cách khác, coi nó như một căn bệnh đặc hữu và có thể sống chung với nó. Singapore, Hàn Quốc và Úc đã và đang đi theo xu hướng này.
Các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt trước đây đã tác động rất lớn tới các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, gây ra một cuộc khủng hoảng việc làm. Việc dỡ bỏ các hạn chế sẽ đảm bảo rằng, các hoạt động sản xuất có thể được duy trì, giảm bớt sự gián đoạn nguồn cung cấp và sự thiếu hụt nguyên vật liệu.
Bởi vậy, có thể kỳ vọng sự phục hồi kinh tế trên diện rộng và vững chắc sẽ diễn ra tại châu Á kể từ đầu năm sau, khi các nhà hoạch định chính sách đã cảm thấy an tâm với tiến độ tiêm chủng để thực hiện việc mở cửa hoàn toàn xã hội trở lại.
Đầu tiên, “đầu tầu” Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tìm cách bảo vệ mục tiêu tăng trưởng của mình, ở mức khoảng 5,5% cho năm 2022, cao hơn khá nhiều so với mục tiêu 4% của quý 4 năm nay.
Hơn nữa, hướng giải dịch bệnh tới đây của các quốc gia châu Á cũng sẽ đặt vấn đề ổn định xã hội lên hàng đầu, do đó sẽ thúc đẩy các biện pháp thả lỏng kinh tế, qua đó tạo ra sự kích thích mạnh mẽ đến thị trường lao động.
Thứ hai, các vấn đề gần đây như cắt điện và thắt chặt tín dụng của Trung Quốc thực ra có liên quan nhiều tới các hạn ngạch đã và sắp hết của năm 2021. Những mọi thứ sẽ được thiết lập lại khi năm mới bắt đầu, những hạn chế đối với hoạt động sản xuất và thương mại sẽ nhanh chóng được dỡ bỏ.
Khi sự kinh tế tăng tốc trở lại trên diện rộng, GDP thậm chí sẽ vượt qua mức trước đại dịch Covid-19 vào đầu năm 2022 tới đây. Rất có thể, châu Á sẽ một lần nữa lại đi tiên phong về mức độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới.
Nguồn: https://congluan.vn/nen-kinh-te-chau-a-se-hoi-phuc-tren-dien-rong-vao-dau-nam-2022-post159832.html