Mới đây nhất, ngày 19.4.2019, một cháu bé 7 tuổi ở Thái Nguyên đã nhập viện trong tình trạng hôn mê, kích thích, rối loạn nhịp thở, vết thương phức tạp vùng nách 2 bên, dập nát cánh tay trái và hậu môn và phải tiến hành khâu 200 mũi do bị chó cắn. Tuy nhiên, cháu bé đã không qua khỏi do vết thương quá nặng.

Một vụ việc khác nghiêm trọng hơn xảy ra vào ngày 19.7.2018, một cháu bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội đã bị con chó ngao Tây Tạng nặng hơn 40kg của gia đình cắn. Khi người mẹ lao vào cứu con cũng bị con chó này cắn nhiều nhát vào tay.

Sự việc này làm dư luận dấy lên sự phẫn nộ về việc ý thức của người nuôi chó.

chau_7_tuoi_bi_cho_can_qcae

Cháu bé bị chó cắn nhập viện khâu 200 mũi đã tử vong.

Cũng không thể phủ nhận việc nuôi chó là nét đẹp của người Việt Nam. Bởi quan niệm xa xưa chó là loài trung thành, gần người và sẵn sàng bảo vệ chủ của mình khi đối mặt với kẻ xấu. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội, việc nuôi chó không chỉ đáp ứng những nhu cầu trông nhà, bảo vệ mà còn đáp ứng nhu cầu giải trí, xả tress. Những người nuôi chó, mèo cảnh còn sẵn sàng làm “kiếp con sen” phục vụ thú cưng của mình.

Bên cạnh đó, chúng ta sống trong môi trường thượng tôn pháp luật cần phải hiểu những quy định, trách nhiệm, nghĩa vụ của người nuôi chó.

Quy định về việc nuôi chó

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 4/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật thì người nuôi chó có các trách nhiệm sau đây:

  • a) Tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường cấp sổ quản lý chó (Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô).
  • b) Phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y;
  • c) Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng;
  • d) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi.

Thống kê của Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, từ đầu năm 2019 đến nay, đã có hơn 1.000 trường hợp đến tiêm vắc xin và khoảng 1.000 người khác tiêm huyết thanh phòng dại, tăng hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, những bệnh nhân đến tiêm phòng dại thì đa số là bị chó nhà cắn, còn lại một số trường hợp là bị chó không rõ nguồn gốc cắn.

Vi phạm luật nuôi “thú cưng” bị xử phạt ra sao?

Luật sư Đỗ Viết Hùng (VPLS Phúc An) cho biết, trong trường hợp nuôi chó, khi cho chó ra đường, người nuôi thú cưng phải rọ mõm và có biện pháp giám sát vật nuôi của minh. Nếu không, sẽ bị xử phạt vi phạm thành chính theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực từ ngày 15/9/2017. Theo đó, với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng.

Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì tùy theo mức độ thiệt hại mà chủ nuôi chó sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

cho

Tuân thủ pháp luật về nuôi chó và có những biện pháp răn đe kịp thời để sự việc đau lòng không còn xảy ra. (Ảnh minh hoạ)

Nếu chó cắn chết người, chủ sở hữu chó có thể chịu trách nhiệm hình sự và phạt từ 5 năm

Nếu người chủ sở hữu chó nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả chết người xảy ra và thực tế hậu quả chết người đã xảy ra thì người này có thể chịu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người”. Nếu việc để chó của mình gây chết nhiều người thì chủ nuôi đó còn có thể bị phạt tù đến 10 năm.

Người chủ sở hữu chó nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả gây thương tích cho người bị cắn xảy ra; dù không mong muốn hậu quả chết người nhưng thực tế gây hậu quả chết người đã xảy ra thì phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích”.

Người chủ sở hữu không mong muốn có hậu quả xảy ra nhưng do sơ suất trong việc quản lý, nuôi thả chó gây ra hậu quả chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội vô ý làm chết người” bị xử lí hình sự theo điều 98 BLHS năm 1999 với mức hình phạt từ 6 tháng đến 5 năm.

Tranh cãi về việc xử lý hình sự đối với chủ nuôi chó

Theo BBC: Tại Anh, bị chó cắn chết , người chủ có thể bị phạt 6-14 năm tù. Năm 2016, Anh đã nâng mức hình phạt tối đa từ 2 năm đến 14 năm đối với người nuôi chó nếu thú nuôi "khiến người khác có nguy cơ bị thương hoặc thậm chí là tử vong".

Giống như Anh, Mỹ cũng áp dụng hình phạt tù đối với chủ nhân của con chó cắn chết người. Năm 2011, một vụ chó cắn chết người cũng đã gây xôn xao dư luận Mỹ.

Chủ nhân của 2 con chó, bà Knoller bị toà tuyên án 15 năm tù vào năm 2008 với tội sát nhân cấp độ 2.

Empty

Tranh cãi xoay quanh việc chủ vật nuôi đối mặt với mức án hình sự cao nhất 5 năm tù. (Ảnh minh hoạ)

Trở lại sự việc chó cắn chết người tại Việt Nam gần đây, dư luận phân chia làm 2 luồng một mặt phải xử lý theo thuật đối với chủ nuôi chó để răn đe, làm gương cho những người khác phải chấp hành luật. Mặt khác lên tiếng về việc xử phạt hình sự là quá nặng tay đối với chủ nuôi chó.

Tuy nhiên chúng ta sống trong xã hội thượng tôn pháp luật, cần phải lên án mạnh mẽ những hành vi sai trái, ý thức, trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội. Việc nuôi chó không cấm nhưng phải đảm bảo an toàn, mỗi hành động nhỏ cũng góp phần bảo đảm an toàn tính mạng cho người khác. Nếu cứ im lằng, để mọi việc chìm xuồng, không mạnh tay răn đe nhiễm nhiên những sự việc sau không ai còn thượng tôn pháp luật.

Chính vì vậy, việc xử lý hình sự, bồi thường, phạt tù người nuôi chó không tuân thủ theo pháp luật là điều cần thiết để cảnh tỉnh người nuôi chó cần có ý thức và bảo vệ tính mạng của nhiều người vô tội.

Theo Giadinhvietnam.com