Chung cư Westa (Mỗ Lao – Hà Đông)
Là khu chung cư mang phong cách Châu Âu nhưng những gì mà chủ đầu tư Coma 18 đã gây ra cho cư dân ở đây lại nhiều vô cùng, trong đó phải kể đến việc chủ đầu tư đã tự ý mua điện qua điện lực Hà Đông rồi bán lại cho cư dân để lấy lãi, hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa hoàn thiện, thu nhiều khoản phí hết sức vô lý, gây khó dễ cho cư dân trong việc vận chuyển đồ đạc.
Chung cư Sky City (88 Láng Hạ)
Sky City là một trong những khu chung cư cao cấp Hà Nội. Giá bán mỗi m2 căn hộ tại dự án natf hiện lên đến 1.600-2.200 USD/m2. Chính vì hám lời, chủ đầu tư dự án đã tự ý biến tầng kỹ thuật ở tầng áp mái thành các căn hộ penhouse để bán thu lời nhiều chục tỷ đồng.
Khu thang bộ giữa tòa nhà B bị đập phá và sửa chữa sai thiết kế ban đầu dẫn đến việc cư dân không thể đi thang bộ từ tầng 4 xuống tầng 1. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn.
Mặc dù bàn giao nhà từ cuối năm 2010, chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao chi tiết hồ sơ pháp lý liên quan đến tòa nhà, chi tiết hồ sơ hệ thống kỹ thuật theo quy định của pháp luật cho Ban quản trị và quản lý tòa nhà cũng như phí bảo trì tòa nhà cho đại diện cư dân.
Diện tích chung bị chủ đầu tư đặt hệ thống giải nhiệt cho trung tâm thể dục California đã gây tiếng ồn và nhiệt nóng phát sinh, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của cư dân tòa nhà.
Hệ thống gas tổng của cư dân vẫn chưa hoàn thành, sau gần 5 năm chủ đầu tư bàn giao căn hộ và đưa tòa nhà vào sử dụng.
Cùng với đó, hệ thống phòng cháy chữa cháy còn tồn tại nhiều lỗi chưa được khắc phục, mặc dù Ban quản trị và quản lý tòa nhà đã kiến nghị tới Công ty Hanotex.
Trước bức xúc của người dân, Sở Xây dựng Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra và có văn bản kết luận về hàng loạt sai phạm của Công ty Hanotex.
Dự án Sông Hồng Parkview 165 Thái Hà
Sông Hồng Parkview do Tổng công ty Sông Hồng (nay là Tổng CTCP Sông Hồng) làm chủ đầu tư, CTCP Đầu tư địa ốc Sông Hồng tham gia đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Theo quy hoạch, dự án gồm 2 khối nhà 21 tầng, 1 khối nhà văn phòng làm việc và cửa hàng kinh doanh 11 tầng, tổng diện tích khu đất là 5.283 m2, diện tích xây dựng 3.520m2, mật độ xây dựng 66,6%, với số tầng hầm theo đăng ký là 2 tầng.
Nhiều cư dân cho rằng, đây là điều không bình thường, bởi theo quy định, khoản phí bảo trì sẽ phải được bàn giao cho Ban quản trị để tiến hành duy trì bảo dưỡng các thiết bị chung của tòa nhà. Tuy nhiên, hiện chưa có ban quản trị, nên người dân không biết số phận của khoản phí bảo trì lên tới hàng chục tỷ đồng này đang ở đâu, được sử dụng như thế nào trong 3 năm qua?
Theo quy định, khoản phí bảo trì sẽ phải được bàn giao cho Ban quản trị để tiến hành duy trì bảo dưỡng các thiết bị chung của tòa nhà. Tuy nhiên, hiện Tòa nhà Sông Hồng Parkview chưa có ban quản trị, nên người dân không biết số phận của khoản phí bảo trì lên tới hàng chục tỷ đồng này đang ở đâu, được sử dụng như thế nào trong 3 năm qua?.
Dự án chung cư D11 Cầu Giấy
Được biết chung cư D11 được mở bán từ năm 2005 đến 2009 và được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2011. Trong đó, 60% căn hộ được bán sau năm 2006 và trong hợp đồng không thỏa thuận về kinh phí bảo trì.
Như vậy, đối chiếu với các quy định của pháp luật và thực tế bán căn hộ tại dự án D11 thì Hanco3 có trách nhiệm phải nộp phí bảo trì tương ứng với số tiền 2% số tiền bán căn hộ, tương đương 5 tỉ đồng. Nhưng đến thời điểm hiện tại Ban quản trị toà nhà vẫn chưa nhận được 1 đồng nào từ chủ đầu tư.
Thậm chí, Ban quản trị tòa nhà đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm để khởi kiện Hanco3. Lý do khởi kiện chính là việc Ban quản trị yêu cầu chủ đầu tư Hanco3 bàn giao quỹ bảo trì khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ D11.
Tòa nhà Keangnam
Hàng trăm tỷ đồng phí bảo trì tòa nhà Keangnam bị các chủ đầu tư (CĐT) chiếm dụng trái phép, trong khi đó cuộc đấu tranh đòi phí bảo trì tại chung cư 72 tầng (Phạm Hùng).
Cụ thể, chung cư Keangnam xây dựng từ năm 2008 - 2011 được đưa vào sử dụng với 922 căn hộ cao cấp, giá bán trung bình 60 triệu đồng/m2 nên quỹ bảo trì chung cư Keangnam theo ước tính của BQT khoảng 160 tỉ đồng (chưa tính lãi suất ngân hàng), trong khi phía chủ đầu tư Keangnam thông báo là 125 tỉ đồng. Sau hàng chục văn bản qua lại giữa Ban quản trị (BQT) Keangnam, UBND quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội và CĐT là Cty TNHH MTV Keangnam Vina (gọi tắt Keangnam Vina) đến nay sự việc vẫn đi vào bế tắc.
Tòa N07-1 và N07-2, Khu đô thị Sài Đồng
Trong khi Ban quản trị (BQT) tòa N07-1 và N07-2, Khu đô thị Sài Đồng tố chủ đầu tư chây ỳ hàng năm trời nghĩa vụ bàn giao quỹ bảo trì, thì chủ đầu tư lại khẳng định vẫn đang làm đúng quy trình. Thậm chí, chủ đầu tư còn cho rằng, vẫn chưa muốn bàn giao vì thiếu sự tin tưởng vào BQT hiện nay.
Theo đại diện BQT nhà N07-1 và N07-2, việc quận Long Biên và chủ đầu tư yêu cầu BQT lấy được 100% chữ ký của cư dân là "nhiệm vụ bất khả thi", bởi nhiều cư dân đến nay còn chưa nhận bàn giao nhà. Điều này không những vô lý trên thực tế mà còn không có trong luật, chủ yếu nhằm gây khó dễ trong việc hoàn trả lại quỹ bảo trì chung cư.
Dự án chung cư Rainbow
Rainbow thuộc khu đô thị Văn Quán, Hà Đông cũng là một trong những dự án chung cư ồn ào nhất năm 2015, bởi những tranh chấp giữa Ban quản trị va Chủ đầu tư là Công ty BIC Việt Nam về khoản phí bảo trì 2 %%, phía Bic cho rằng Ban quản trị không phải là tổ chức hợp pháp còn Ban quản trị cho rằng BIC đã làm trái với các quy định của luật nhà ở.
UBND quận Hà Đông cũng yêu cầu UBND phường Văn Quán tiếp tục giám sát BIC Việt Nam dừng ngay việc trả 2% phí bảo trì cho các chủ sở hữu. Đồng thời UBND phường Văn Quán có trách nhiệm tuyên truyền cho cư dân biết việc chủ đầu tư trả lại phí bảo trì cho từng cư dân là vi phạm quy định pháp luật hiện hành.
Đối với việc bảo trì chung cư, chủ sở hữu căn hộ có trách nhiệm đóng góp đầy đủ khoản kinh phí về bảo trì phần sở hữu chung và thực hiện đúng quy định về việc sử dụng, quản lý kinh phí bảo trì 2% tại điều 108, Luật nhà ở.
Toà nhà Hồ Gươm Plaza
Toà nhà Hồ Gươm Plaza tại số 110 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội do Công ty CP May Hồ Gươm làm chủ đầu tư bị cư dân “vây” yêu cầu đập bỏ các căn hộ xây dựng trái phép.
Theo phản ánh của cư dân toà nhà, Công ty CP May Hồ Gươm đã tự ý biến 2 sảnh chơi lấy ánh sáng và khí tươi trở thành 2 căn hộ mini. Đồng thời chủ đầu tư đã biến khu phụ của Tháp văn phòng (tháp C) trở thành 1 căn hộ được đặt tên theo cách gọi của chủ đầu tư là căn H2. Tổng số căn mini xây trái phép lên tới hàng chục căn.
Cùng với đó, cư dân nơi đây cho biết, việc chủ đầu tư thực hiện không đúng thiết kế ban đầu của dự án dẫn đến tăng số căn hộ lên 20% mỗi tầng dẫn đến giảm công năng phục vụ của hệ thống thang máy, phòng cháy chữa cháy, thiết kế điện nước, công năng sử dụng chung đối với cư dân, cũng như các mục đích sử dụng khác của dự án.
Chung cư Golden Palace
Cư dân chung cư Golden Palace (K1, đường Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) có đơn kiên nghị bức xúc cho rằng chủ đầu tư Mai Linh đã đơn phương yêu cầu người mua phải thanh toán lần cuối (32% giá bán căn hộ) trước ngàɹ bàn giao căn hộ.
Theo một cư dân tại đây, “Tại Khoản 6.4 Điều 6 Hợp đồng mua bán có quy định căn hộ đủ điều kiện để bàn gɩao khi căn hộ đã được xây dựng phù hợp theo hồ sơ thiết kế đã đc phê duyệt và căn hộ phải được sẵn sàng kết nối với hệ thống cấp điện, nước chung của Tòa nhà”.Tuy nhiên, trong 2 thông báo của chủ đầu tư Mai Linh, “không có bất kỳ tài liệu có tính pháp lý nào chứng minh các căn hộ đã đủ điều kiện để bàn giao theo quy định”.
Trong Hợp đồng mua bán cũng đã quy định rõ “Nội quy hướng dẫn thi công” áp dụng cho các căn hộ được bán theo gói “Không gian sáng tạo”. Tuy nhiên, sau khi các căn hộ đã bán hết, đến tháng 8/2014, chủ đầu tư Mai Linh lại đơn phương ban hành bản “Nội quy hướng dẫn thi công” mới, với những điều khoản vô lý, không được sự chấp thuận của cư dân chung cư./.