Mới đây, Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM cũng đã thực hiện việc tuyên truyền và xử lý hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với người nước ngoài, ghi nhận nhiều trường hợp người nước ngoài không xuất trình được các giấy tờ liên quan.
Người nước ngoài đang làm thủ tục đổi GPLX tại Phòng Quản lý sát hạch cấp GPLX - Sở GTVT TP.HCM (Ảnh PLO) |
GPLX quốc tế có giá trị sử dụng không quá ba năm
ÔngNgô Đình Quang - Trưởng Phòng quản lý sát hạch cấp GPLX - Sở GTVT TP.HCM , cho biết về việc này Bộ GTVT đã ban hành một số thông tư hướng dẫn việc cấp, đổi GPLX cho người Việt Nam sử dụng tại nước ngoài và người nước ngoài sử dụng GPLX tại Việt Nam.
Theo đó, Thông tư 29/2015 quy định các quốc gia là thành viên của Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 (gọi tắt là Công ước Viên) về việc cấp, sử dụng GPLX quốc tế. Cụ thể, hai cơ quan đủ thẩm quyền cấp và quản lý GPLX quốc tế bao gồm Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT các tỉnh, TP.
Trình tự, thủ tục cấp, đổi được quy định rõ tại Điều 8 trong thông tư này. Cụ thể, người lái xe có nhu cầu cấp, đổi GPLX quốc tế phải nộp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ như sau: Đơn đề nghị cấp GPLX quốc tế theo mẫu quy định (khi nộp đơn phải xuất trình bản chính GPLX quốc gia do Việt Nam cấp); bản sao chụp GPLX, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị sử dụng; một ảnh màu cỡ 3x4 cm nền màu trắng. Thời gian giải quyết là năm ngày làm việc và với lệ phí 135.000 đồng.
Tại Điều 8 của thông tư cũng nêu rõ các trường hợp không được cấp GPLX quốc tế như: GPLX quốc gia có biểu hiện tẩy, xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng, hoặc GPLX quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định. Trường hợp mất hoặc hư hỏng, cá nhân có nhu cầu làm đơn đề nghị cấp lại.
Theo quy định của Bộ GTVT, GPLX quốc tế có giá trị sử dụng không quá ba năm và phải phù hợp với thời hạn mà GPLX của quốc gia sở tại cấp.
Tại TP.HCM, việc cấp, đổi GPLX quốc tế chỉ có duy nhất một điểm tiếp nhận tại Phòng Quản lý sát hạch cấp GPLX (252 Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3, TP.HCM).
Đối với người nước ngoài thuộc các nước không là thành viên của Công ước Viên, việc được cấp, đổi GPLX tại Việt Nam được quy định tại Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT.
Theo đó, ngoài việc người nước ngoài nộp hồ sơ có đơn theo mẫu, điều kiện để cấp, đổi GPLX cho người nước ngoài thì người đó phải thường trú hoặc tạm trú từ ba tháng trở lên, đồng thời kèm theo một số giấy tờ chứng minh của cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.
Danh sách các nước thành viên của Công ước Vienna 1968:
Tuy nhiên, để sử dụng GPLX quốc tế đúng cách, một số điều kiện bắt buộc sau đây mà người dân cần chú ý:
GPLX quốc tế do Chính phủ Việt Nam cấp không thể dùng ở trong nước để thay thế GPLX quốc gia. Khi ra nước ngoài học tập và công tác, người dân phải mang cùng lúc GPLX quốc tế và GPLX quốc gia còn hiệu lực để đối chiếu. GPLX quốc tế chỉ có hiệu lực tại nước ngoài khi có đủ hai loại giấy tờ này.
Trong khi đó, với trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nếu muốn điều khiển xe tại Việt Nam bắt buộc phải có GPLX do quốc gia của mình cấp cùng GPLX quốc tế (nếu đến từ nước tham gia Công ước Vienna) hoặc phải làm thủ tục đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam.
Các bước trong quy trình thực hiện việc cấp GPLX quốc tếcụ thể như sau:
Trang chủ cấp, đổi GPLX quốc tế (Ảnh minh họa) |
- Bước 1: Khai báo thông tin hồ sơ trực tuyến và Đăng ký địa chỉ nhận chuyển phát sau khi có kết quả GPLX quốc tế.
- Bước 2: Thực hiện thanh toán trực tuyến phí và lệ phí qua cổng thanh toán trực tuyến.
- Bước 3: Nhận kết quả thông báo kết quả xác nhận hồ sơ qua địa chỉ hòm thư đã đăng ký.
- Bước 4: Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được nhận kết quả chuyển phát GPLX quốc tế tại địa chỉ đã đăng ký.
(*) Địa chỉ đăng kí trực tuyến tại: https://dichvucong.gplx.gov.vn/faces/registration/home.xhtml
Nguồn: https://tbck.vn/nhung-luu-y-ve-viec-cap-doi-bang-lai-xe-quoc-te-45445.html