Thức ăn nhanh không chỉ gây nguy hại cho dạ dày mà nó còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vóc dáng và gây ra những tác hại không thể lường trước được. Một số nghiên cứu còn cho thấy, việc dùng thức ăn nhanh thường xuyên còn làm ảnh hưởng đến lối sống và rút ngắn tuổi thọ con người.
Thức ăn nhanh nguy cơ gây nhiều bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Bệnh tim mạch
Thức ăn nhanh khiến cho vữa xơ động mạch xuất hiện sớm gây tăng huyết áp, có thể gây xuất huyết não, tổn thương thận. Mỡ transfat trong đồ ăn nhanh không được chuyển hóa, lắng đọng lại sẽ gây nguy hiểm cho tim mạch.
Ăn nhiều thức ăn nhanh bị bệnh tiểu đường
Trong các món đồ ăn nhanh có quá ít chất xơ, nhiều đường và chất béo nên nếu tiêu thụ chúng, lượng đường trong cơ thể bạn sẽ tăng vọt.
Hệ thống hô hấp bị tác động nặng nề
Khối lượng dư thừa từ thức ăn nhanh có thể gây tăng cân. Điều này có thể dẫn đến chứng béo phì làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh hô hấp, bao gồm hen suyễn và khó thở. Thừa cân và béo phì có thể gây áp lực lên tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể; điều đó có thể nhận thấy qua dấu hiệu khó thở khi đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục. Đối với trẻ em, nguy cơ các vấn đề hô hấp là đặc biệt rõ ràng.
Một nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em ăn thức ăn nhanh ít nhất 3 lần một tuần thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Nguy cơ ung thư
Ảnh minh họa
Thức ăn nhanh có ít chất xơ chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh có chứa nhiều đường và chất béo có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, hầu hết thức ăn nhanh được chiên bởi dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Loại dầu này sẽ phát sinh những chất amin dị vòng là nguyên nhân có khả năng cao gây nên bệnh ung thư.
Tác động tiêu cực lên hệ thống da, tóc, móng
Trước đây, thực phẩm sôcôla và dầu mỡ như bánh pizza đã bị đổ lỗi là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, nhưng đó chính là do carbohydrate. Các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu và là yếu tố dễ làm hình thành mụn trứng cá. Trẻ em và thanh thiếu niên ăn thức ăn nhanh ít nhất 3 lần một tuần cũng có xu hướng phát triển bệnh chàm bội nhiễm.
Ảnh hưởng xấu lên hệ thống chuyển hóa và tim mạch
Ảnh minh họa
Hầu hết thức ăn nhanh và thức uống có chứa nhiều carbohydrate nhưng lại ít chất xơ và nghèo chất dinh dưỡng. Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ đề nghị chỉ ăn 100-150 calo từ đường thêm vào mỗi ngày, tương đương 6-9 muỗng cà phê/ngày.
Một lon soda 12 ounces có chứa 8 muỗng cà phê đường, tương đương 130 calo hoặc 39 gram đường. Chất béo chuyển hóa được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm, thường được tìm thấy trong: bánh chiên; bánh ngọt; bánh pizza; bánh quy giòn.
Ăn thực phẩm có chứa nhiều chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu), giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt) và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch.