Lễ công bố được tổ chức tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, hội trường 101 Nhà B, 10 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Nội. Tham dự lễ công bố là đại diện ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đại diện nhiều bộ ngành khác cùng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức xã hội, các chuyên gia và đông đảo cơ quan báo chí thông tấn.

Buổi lễ công bố có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đồng thời xảy ra nhiều vấn đề môi trường gây bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài phát biểu mở đầu Lễ công bố

Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài phát biểu mở đầu Lễ công bố

Mở đầu lễ công bố, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài phát biểu: “Số lượng đô thị nước ta tăng nhanh chóng, mở rộng cả về quy mô lẫn diện tích. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến nhiều vấn đề môi trường mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng đô thị chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được nhu cầu công cuộc đô thị hóa. Đô thị ở nước ta đều bị quá tải, tăng sức ép ở tất cả các mảng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Những năm gần đây nhiều đây, một số đô thị cũng đã triển khai hiệu quả quy hoạch, phát triển bảo vệ môi trường, đạt được những thành công nhất định.

Thách thức lớn nhất là số lượng đô thị tăng rất nhanh nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều khó khăn gặp phải do tác động của biến đổi khí hậu. Mức độ gia tăng nước thải đô thị ngày càng lớn, điển hình tại Hà Nội và TPHCM.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục môi trường - Hoàng Dương Tùng đọc báo cáo tóm tắt hiện trạng môi trường quốc gia 2016

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục môi trường - Hoàng Dương Tùng đọc báo cáo tóm tắt hiện trạng môi trường quốc gia 2016

Trong báo cáo có đề cập cụ thể đến hiện trạng môi trường không khí, nước, đất tại đô thị Việt Nam. Tình trạng ngày càng gia tăng tùy thuộc vào quy mô đô thị.

Đối với môi trường không khí, nổi cộm nhất là ô nhiễm do bụi, chủ yếu là bụi mịn. Nồng độ bụi trong không khí thay đổi, tăng qua các tháng, diễn biến mùa. Các chất khí SO2, CO về cơ bản vẫn có giá trị đạt quy chuẩn cho phép; O3, NO2 xu hướng tăng và ô nhiễm cục bộ.

Đối với môi trường nước, tỷ lệ nước thải được xử lý còn rất thấp chỉ 10 - 12%, còn lại là thải ra ngoài mà chưa qua xử lý. Chỉ có 42 đô thị trong tổng số 787 đô thị có công trình xử lý nước thải tập trung, nhiều hệ thống đã xuống cấp. Điều này tác động rất lớn đến chất lượng nước nước sông, hồ đô thị.

Tại nhiều đô thị như Hà Nội, TPHCM thì các kênh, mương, hồ nội thành đã trở thành nơi chứa nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh.

Nước ngầm tại một số đô thị được ghi nhận là ô nhiễm điển hình như nhiễm Amoni, kim loại nặng, nhiễm mặn. Nước biển ở một số đô thị ven biển có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ, dầu mỡ khoáng như Quảng Ninh, Đà Nẵng.

Đối với môi trường đất tại các khu đô thị có nguy cơ bị ô nhiễm do tác động từ nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, và các bãi chôn lấp rác thải. Nổi cộm nhất là vấn đề bức xúc từ vụ bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) gần đây và trước đây là bãi rác Đa Phước (Bình Chánh, TPHCM).

Bên cạnh đó là ô nhiễm tiếng ồn vì giao thông, xây dựng, các nhà máy sản xuất. Tuy đã có quy định nhưng ít nơi để ý đến vấn đề này và xử phạt hợp lý.

Nguyên nhân cho hiện trạng trên là áp lực do hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, do các cơ sở sản xuất công nghiệp nội đô, hoạt động sinh hoạt của dân cư, quá trình xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào.

Xây dựng nhiều công trình đô thị gây ra bụi, tiếng ồn và các chất thải khác. Giao thông vận tải không ngừng tăng về số lượng phương tiện giao thông, chủ yếu là xe máy là nguồn phát khí thải lớn. Quy hoạch đô thị chưa hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đô thị.

Ông Nguyễn Văn Tài và ông Hoàng Dương Tùng chủ trì cuộc thảo luận ngắn sau khi công bố báo cáo

Ông Nguyễn Văn Tài và ông Hoàng Dương Tùng chủ trì cuộc thảo luận ngắn sau khi công bố báo cáo

Trong năm 2016 đã xảy ra hàng loạt sự cố môi trường mà nguyên nhân chính là do không đảm bảo được công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh, thậm chí có những vụ việc là hành vi cố tình xả thải, chất độc hại ra môi trường. Không chỉ tổn hại về kinh tế mà còn gây ra những tiêu cực về sức khỏe, gây tâm lý bất ổn lo lắng cho nhân dân.

Một số đại biểu từ các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia và phóng viên các cơ quan báo chí tham gia thảo luận

Một số đại biểu từ các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia và phóng viên các cơ quan báo chí tham gia thảo luận.

Những vấn đề môi trường đô thị nổi cộm được nhận định bao gồm: Ô nhiễm bụi duy trì ở ngưỡng cao; ô nhiễm nước tại sông hồ, kênh rạch nội thành diễn biến phức tạp; ngập úng có xu hướng mở rộng và gia tăng; suy giảm mực nước ngầm và xâm nhập mặn ở đô thị ven biển; tỷ lệ chất thải rắn được xử lý đúng kỹ thuật còn thấp, công nghệ lạc hậu chưa phù hợp thực tế; vấn đề quy hoạch phát triển đô thị gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách thức.

Theo Việt Chinh/Reatimes