Các chuyên gia ngân hàng cho rằng: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thanh toán qua thiết bị di động đang trở thành xu hướng, Ví điện tử là tiện ích cần thiết cho người tiêu dùng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Để tạo niềm tin cho khách hàng, bảo mật là vấn đề cốt tử. Nếu bảo mật một lớp, các ví nên yêu cầu xác thực bằng vân tay, khuôn mặt, mống mắt…bởi như vậy sẽ an toàn hơn mật khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng gia tăng nên áp dụng xác thực hai lớp.

Định danh ví điện tử là một trong những cách thức hiệu quả để phòng chống rửa tiền (PCRT). Dưới góc độ chủ sở hữu ví điện tử, việc xác thực tài khoản cũng giúp họ xử lý các lỗi trong quá trình giao dịch, nhầm lẫn, tranh chấp.

Tuy nhiên, nếu quá siết chặt sẽ gây hạn chế sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hoàn thiện những chính sách phù hợp nhất dành cho ví điện tử.

Việc tăng cường quản lý ví điện tử là cần thiết, song chặt quá sẽ gây hạn chế sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong Thông tư 23/2019/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, NHNN đã quy định về việc định danh người dùng ví điện tử tại điều 9 như sau: "Đối với cá nhân, hồ sơ ví điện tử cần có Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài)".

Ngoài ra, người dùng cũng phải hoàn thành việc liên kết ví với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của mình trước khi sử dụng ví điện tử. NHNN cũng yêu cầu chủ ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin trong hồ sơ mở ví điện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mình cung cấp.

Phía tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cũng có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở ví điện tử của khách hàng là đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, điều 9.

Cá nhân chủ sở hữu ví điện tử, việc xác thực tài khoản cũng giúp họ xử lý các lỗi trong quá trình giao dịch, tránh nhầm lẫn hay tranh chấp. Các nước trên thế giới yêu cầu định danh với các giao dịch thanh toán. Đây là một trong những cách thức hiệu quả để PCRT. Dưới góc độ cá nhân chủ sở hữu ví điện tử, việc xác thực tài khoản cũng giúp họ xử lý các lỗi trong quá trình giao dịch, tránh nhầm lẫn hay tranh chấp.

Không chỉ quy định về xác thực hồ sơ điện tử, Thông tư 23/2019/TT-NHNN cũng quy định sau 6 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải chấm dứt cung ứng dịch vụ đối với khách hàng sử dụng ví điện tử chưa thực hiện cung cấp đủ hồ sơ theo quy định.

Thực tế, thời gian qua, một số tổ chức trung gian thanh toán (TGTT) có tiếp nhận thông tin, khiếu nại liên quan đến rủi ro lừa đảo, gian lận, giả mạo gây thiệt hại về tài chính cho khách hàng, do khách hàng bị đánh cắp thông tin ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng hoặc do đối tượng lừa đảo giả mạo nhân viên của tổ chức TGTT liên hệ hỗ trợ xác thực tài khoản, xử lý giao dịch…

Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác, không cung cấp thông tin xác thực cho người khác (kể cả nhân viên của tổ chức TGTT và ngân hàng), chỉ thực hiện thao tác liên kết thông tin tài khoản ngân hàng trên website/ứng dụng chính thức của tổ chức TGTT.

Thời gian qua đã có một số trường hợp người sử dụng ví điện tử bị lộ thông tin và ảnh hưởng đến an toàn. Qua nghiên cứu thấy rằng, với những tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ, cần phải làm rõ kê khai xác minh danh tính.

NHNN đã cấp phép cho 37 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, phần lớn các đơn vị này cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử…(trong đó có 33 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử).


Theo Pháp luật xã hội