Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường

Bước vào tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài, nhiều dự báo cho rằng thanh khoản thị trường sẽ kém sôi động khi tâm lý ngại nắm giữ qua Lễ của nhà đầu tư. Tuy nhiên thực tế VN-Index đã có 1 tuần giao dịch khá sôi động với mức khớp lệnh trung bình của HoSE trên 480 triệu đơn vị/phiên cải thiện nhẹ so với mức 460 triệu đơn vị/phiên của tuần trước cùng với mức tăng 6 điểm (+0,6%).

Trong tuần VN-Index đã có diễn biến giảm điểm trong 2 phiên đầu tuần, khi về hỗ trợ 1.030 chỉ số đã bắt đầu diễn biến hồi phục và chốt tuần tại 1.049,12.

Diễn biến tăng điểm của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã dẫn dắt đà tăng của VN-Index tuần này, nhóm này có đến 7/10 đại diện trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng VN-Index, bao gồm: VCB, VPB, TCB, TPB, MBB, SSB và CTG. HPG đứng thứ 2 trong top 10 cùng với mức tăng 4,6% và giúp VN-Index tăng 1,4 điểm.

Chiều ảnh hưởng tiêu cực dẫn đầu là GAS với mức giảm 2,7% đã kéo VN-Index giảm 1,2 điểm, tiếp theo là MSN giảm 4,3% ảnh hưởng -1,2 điểm.

Khối ngoại có tuần giao dịch cân bằng khi mua ròng 11,96 tỷ đồng. HPG và MSB là 2 cổ phiếu được mua vào mạnh nhất với giá trị mua ròng lần lượt là 373 tỷ đồng và 344 tỷ đồng. Chiều bán ròng, VIC và VHM là 2 cổ phiếu dẫn đầu danh sách này với giá trị bán ròng lần lượt 136 tỷ đồng và 104 tỷ đồng.

Diễn biến hồi phục đã giúp VN-Index thoát khỏi xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn và tìm lại trạng thái cân bằng (đi ngang). Ngưỡng 1.050 - 1.054 cũng là kháng cự quan trọng của VN-Index trong nhịp hồi phục này.

Ngược chiều với tuần trước Lễ, phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ diễn ra ảm đảm. VN-Index bị "thổi bay" 8,51 điểm (tương đương 0,81%) chốt phiên tại 1040,61.  

Diễn biến đồng pha với chứng khoán thế giới, VN-Index chịu áp lực điều chỉnh ngay từ đầu phiên sáng với việc gia tăng thanh khoản ở chiều bán chủ động ở hầu hết cả nhóm ngành. Theo thống kê, nhóm cổ phiếu bán lẻ và chứng khoán có mức giảm lớn nhất, xấp xỉ gần 2%. Ở chiều ngược lại, không nhiều cổ phiếu giữ được sắc xanh nhưng đáng chú ý có thể kể đến cổ phiếu HVN với mức tăng trần đã giúp ngành hàng không duy trì được đà tăng điểm 1.5%.

Lực cầu thưa thớt dần xuất hiện trở lại trong phiên chiều đã phần nào giúp cho VN-Index thu hẹp đà giảm. Tuy nhiên thanh khoản bán chủ động bất ngờ gia tăng mạnh trở lại về cuối phiên khiến VN-Index mất điểm nhanh chóng, giảm về vùng 1040.

Trở lại phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng với tâm lý thận trọng. Tính đến hết phiên, khối ngoại bán ròng 324 tỷ đồng, tập trung bán SHB, HNG, CTG.

Cổ phiếu bất động sản tăng ấn tượng

Kết thúc tuần, nhóm ngành bất động sản có 72 mã tăng giá, 16 mã đứng giá và 33 mã giảm giá.

Dẫn đầu Top cổ phiếu tăng giá tuần qua là HTN của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons (HoSE), tuần qua tăng 22% từ 11.400 đồng/CP lên 13.050 đồng/CP. HTN tăng giá trong bối cảnh mới công bố báo cáo tài chính. HTN lần đầu báo lỗ kể từ khi niêm yết. 

Trong bối cảnh doanh thu từ các hợp đồng xây dựng không đủ bù cho các chi phí phát sinh, CTCP Hưng Thịnh Incons đã phải báo lỗ lần đầu kể từ khi niêm yết (năm 2018). Cụ thể, doanh thu thuần của HTN trong quý I chỉ đạt gần 429 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ hợp đồng xây dựng cũng giảm ở mức tương tự, ghi nhận hơn 423 tỷ đồng. Hệ quả là sau khi trừ đi giá vốn, công ty chỉ lãi gộp gần 32 tỷ đồng, giảm 74%.

Mặt khác, chi phí tài chính và chi phí quản lý lần lượt giảm 7% và 37%, về mức 50 tỷ đồng và 22 tỷ đồng, nhờ giảm các chi phí như chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài và không còn phát sinh chi phí phát hành trái phiếu như cùng kỳ.

Dù vậy, tổng chi phí phát sinh trong kỳ của HTN vẫn lớn hơn lãi gộp. Kết quả, công ty lỗ ròng gần 18 tỷ đồng trong quý đầu năm 2023, trong khi cùng kỳ lãi gần 43 tỷ. Đây là lần đầu tiên Công ty này báo lỗ kể từ khi chào sàn HoSE vào năm 2018.

MH3 của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Cao Su Bình Long (UpCOM) xếp thứ hai, tăng 17% từ 38.500 đồng/CP lên 39.200 đồng/CP. HRB của Công ty Cổ phần Harec Đầu tư và Thương mại (UpCOM) tăng 14,9% từ 42.300 đồng/CP lên 48.600 đồng/CP, thanh khoản chỉ 110 đơn vị.

CCL của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long (HoSE) tăng 13,9% từ 5.770 đồng/CP lên 6.120 đồng/CP. NTL của Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (HoSE) tăng 12,4% từ 20.400 đồng/CP lên 22.700 đồng/CP. NTL liên tiếp nối dài chuỗi tăng điểm một mạch từ 18.800 đồng/CP lên 22.700 đồng/CP.

IDJ của Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX) tuần qua tăng 10,8% từ 12.400 đồng/CP lên 14.000 đồng/CP.

NLG của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE), DIG của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE), PDR của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE), CEO của Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (HNX)... có một tuần giao dịch tươi xanh khi lần lượt tăng 9,5%, 9,4%, 8,8%, 8,1%... 

Ở chiều ngược lại, BII của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư (HNX) dẫn đầu top cổ phiếu giảm giá mạnh, tuần qua giảm 29,4% từ 1.600 đồng/CP xuống còn 1.100 đồng/CP. BII có 6 phiên liên tiếp giảm hết biên độ. 

Từng một thời "làm mưa làm gió" trên thị trường chứng khoán, hơn 57,6 triệu cổ phiếu BII sẽ bị huỷ niêm yết từ ngày 18/5. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu thuộc họ Louis này là ngày 17/5. Lý do đưa ra là đơn vị kiểm toán đã từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2022 của BII, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.

Cổ phiếu BII nằm trong nhóm các mã được ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch hội đồng quản trị CTCP Louis Holdings thao túng. Tháng 1/2021, ông Nhân mua lại 10 triệu cổ phiếu BII. Tổng số tiền ông Nhân bỏ ra để mua số cổ phiếu là 59,8 tỷ đồng. 

NTB của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 (UpCOM) giảm 16,7% từ 600 đồng/CP xuống còn 500 đồng/CP, thanh khoản 140.807 đơn vị. 

Nhiều cổ phiếu bất động sản đi xuống

Nhóm cổ phiếu bất động sản lọt Top 10 nhóm ngành tác động tiêu cực đến chỉ số chung, cụ thể -0,71%. Đa số các mã bất động sản giảm điểm.

Trong đó, cổ phiếu họ nhà Louis BII (HNX) tiếp tục sở hữu phiên giảm hết biên độ, xuống còn 1.100 đồng/CP. NVL của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HoSE) giảm 5,24% từ 14.350 đồng/CP còn 13.600 đồng/CP, thanh khoản 2.606.700 đơn vị. 

PDR của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE), KHG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE), DXS của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HoSE), SCR của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (HoSE)... giảm lần lượt 3,18%, 2,89%, 2,29% và 2,23%,

Bộ đôi nhà Vingroup VIC, VRE giảm lần lượt 1,54% và 1,62% xuống còn 51.300 đồng/CP và 27.250 đồng/CP. VHM kết phiên tham chiếu 49.500 đồng/CP. 

Như vậy, trước diễn biến không mấy tích cực của chứng khoán thế giới cũng như những thông điệp mà FED đưa ra, chứng khoán Việt Nam đã phần nào chịu ảnh hưởng điều chỉnh với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư./.

Nhóm cổ phiếu bất động sản lọt Top 10 nhóm ngành tác động tiêu cực đến chỉ số chung, cụ thể -0,71%. Đa số các mã bất động sản giảm điểm.

Trong đó, cổ phiếu họ nhà Louis BII (HNX) tiếp tục sở hữu phiên giảm hết biên độ, xuống còn 1.100 đồng/CP. NVL của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HoSE) giảm 5,24% từ 14.350 đồng/CP còn 13.600 đồng/CP, thanh khoản 2.606.700 đơn vị. 

PDR của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE), KHG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE), DXS của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HoSE), SCR của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (HoSE)... giảm lần lượt 3,18%, 2,89%, 2,29% và 2,23%,

Bộ đôi nhà Vingroup VIC, VRE giảm lần lượt 1,54% và 1,62% xuống còn 51.300 đồng/CP và 27.250 đồng/CP. VHM kết phiên tham chiếu 49.500 đồng/CP. 

Như vậy, trước diễn biến không mấy tích cực của chứng khoán thế giới cũng như những thông điệp mà FED đưa ra, chứng khoán Việt Nam đã phần nào chịu ảnh hưởng điều chỉnh với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư./.

Theo Reatimes.vn

Nguồn: https://reatimes.vn/thi-truong-chung-khoan-do-lua-sau-ky-nghi-le-20201224000019310.html