Sản xuất tương bẩn bằng bột mỳ và chất tạo màu
Tổ công tác UBND xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn, TP.HCM) vừa kiểm tra cơ sở sản xuất tương đen, tương cà, tương ớt do bà Trần Thị Sương làm chủ. Bà Sương cho biết nguyên liệu sản xuất tương đen gồm bột mì, đậu nành và màu. Nguyên liệu sản xuất tương cà, tương ớt gồm bột mì, màu, cà, ớt, tỏi. Tuy nhiên, khi tổ công tác đề nghị cho xem cà, ớt, tỏi thì bà Sương chỉ đưa ra bịch tỏi, còn cà và ớt thì không.
“Tôi dùng hương ớt, hương cà là chính, nhưng sử dụng hết rồi. Bên cạnh đó, do sử dụng bột mì mắc tiền nên nhiều lúc tôi thay thế bằng bột gạo” - bà Sương nói. Tổ công tác phát hiện khu vực để bột gạo nằm tại góc tường, sát con đường xe cộ qua lại.
“Công nghệ” chiết tương vô bình nhựa được thực hiện trên nền đất. Máy chiết tương cũ kỹ, rỉ sét, không đảm bảo vệ sinh. Bình nhựa rỗng để tràn dưới đất, nắp đậy đóng đầy bụi.
Nguyên liệu sản xuất tương đen của cơ sở này gồm: bột mì, đậu nành và chất tạo màu, cà, ớt, tỏi. Khi tổ công tác đề nghị cho xem cà, ớt, tỏi thì bà Sương chỉ đưa ra bịch tỏi, còn cà và ớt thì không có.
Phát hiện TPCN “An cung Hàn Quốc” không rõ nguồn gốc
Sáng 5/11, lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra 4 cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Trong quá trình kiểm tra, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng không xuất trình được hóa đơn chứng từ nguồn gốc sản phẩm.Trong đó, riêng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đột quỵ, lực lượng QLTT thu giữ 56 hộp thực phẩm chức năng Vũ Hoàng Thanh Tâm (người tiêu dùng quen gọi là “An cung Hàn Quốc”).
Giá trị những mặt hàng được bày bán có giá trị khá lớn, hầu hết từ 1 cho đến vài triệu đồng.
Trong quá trình kiểm tra, nhiều sản phẩm được bày bán tại các cơ sở trên không đưa ra được chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Trên bao bì sản phẩm không có dán nhãn phụ ghi thông tin về sản phẩm, đơn vị sản xuất, cung ứng.
Bim bim "rởm" tràn ngập thị trường
Sự việc cơ sở sản xuất bim bim Trung Quốc tại Đan Phượng cho thấy, công tác quản lý chất lượng đồ ăn yêu thích của trẻ em vô cùng vẫn lỏng lẻo, sơ hở được báo chí phát hiện và điều tra.
Ngay đầu con đường đi vào khu công nghiệp (KCN) Cầu Gáo (huyện Đan Phượng, Hà Nội), một cột khói đen xì tỏa ra làn hương liệu ngây ngấy, hăng hắc.
Xưởng tại KCN thị trấn Phùng nằm cách xưởng chính khoảng 2 km. Trái ngược với bên ngoài có vẻ tạm bợ bằng những miếng tôn ráp lại, xưởng bim bim bẩn bên trong có quy mô hoành tráng hàng trăm mét vuông với gần trăm công nhân, đa phần đều là nữ tất bật làm việc.
Khi được hỏi, các nữ công nhân, bịt khẩu trang kín mít, đang thoăn thoắt xếp những thanh dài nửa gang như chiếc nem chua rán song lại được tẩm ướp màu đỏ bắt mắt đáp: “Ai ăn cái của nợ này làm gì! Nhưng mà thấy bảo bọn trẻ con thích lắm vì nó cay cay ngọt ngọt”. Trong lúc làm, thi thoảng lại có người nhỡ tay đánh rơi bim bim xuống đất, rồi lại nhặt lên xếp ngay ngắn vào giá.
Táo dại Hàn Quốc thâm xỉn như thối 800 ngàn/kg
Táo dại tươi Hàn Quốc mới được nhập về Việt Nam qua đường xách tay, mặc dù giá khá đắt đỏ, 800.000 đồng/kg, nhưng nhà giàu Sài Gòn vẫn chuộng mua. Loại táo này quả nhỏ chỉ bằng đầu ngon tay cái, vỏ ngoài kém bắt mắt vì có màu thâm xỉn như bị thối nhưng ăn giòn, ngọt...
Theo nhân viên của một cửa hàng chuyên các thực phẩm sạch tại quận Bình Thạnh, hiện số lượng táo nhập về cũng rất hạn chế vì nguồn cung không nhiều./.