theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế - trong thời gian qua, các nhà khoa học Việt Nam kể cả công lập và y tế coi sản xuất vắc xin Việt Nam là vấn đề mấu chốt. Bộ Y tế đã chỉ đạo sâu sát, làm sao sớm phát triển vắc xin chủ động.

Tại sao vừa đặt mua, vừa phát triển vắc xin, vì hiện nay vắc xin trên toàn cầu mức độ bảo vệ chỉ khoảng từ 6 tháng -1 năm, thời gian chưa đủ để theo dõi tất cả những quá trình như vậy. Đồng thời do biến chủng nhiều nên hiệu lực bảo vệ của vắc xin chỉ trong thời gian nhất định. Vì vậy phải xác định luôn luôn chủ động về vắc xin, coi đây là vấn đề an ninh, sức khoẻ thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu phòng chống dịch và bảo vệ sức khỏe của người dân.

“Do đó, một mặt Bộ Y tế thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và một mặt làm sao tăng cường làm sao đàm phán, tiếp cận được nguồn vắc xin thật nhanh để đáp ứng nhu cầu trước mắt phòng chống dịch bệnh”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Đánh giá về những lợi thế của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) khi tiến hành nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm vắc xin COVIVAC, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay đây là nghiên cứu đa trung tâm và quốc tế. Trước đây chúng ta đánh giá tiền lâm sàng trong nước nhưng vắc xin COVIVAC của IVAC đã không chỉ đánh giá ở Việt Nam mà còn ở Mỹ, Ấn Độ.

“Các kết quả thử nghiệm tại các trung tâm đều đồng nhất, cho thấy vắc xin có hiệu quả”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Vắc xin COVIVAX được phát triển trên dây chuyền công nghệ và nhà máy vắc xin đã có sẵn trong nước và làm chủ hoàn toàn công nghệ.

Khi đánh giá tiền lâm sàng và những thử nghiệm, Bộ trưởng khẳng định hiệu lực bảo vệ của vắc xin COVIAVAC rất tốt.

Vắc xin COVID-19 ở Việt Nam: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân
Vắc xin COVID-19 ở Việt Nam: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân

"Chúng tôi tự tin, ngoài vắc xin của Nanogen đang được thử nghiệm giai đoạn 2 thì vắc xin COVIVAC của IVAC được coi là vắc xin tiềm năng trong công cuộc ứng phó đại dịch COVID-19"- Bộ trưởng nói, đồng thời thông tin tới đây, Việt Nam sẽ thử nghiệm lâm sàng vắc xin thứ 3 "Made in" Việt Nam do VABIOTECH sản xuất.

Bộ trưởng tin tưởng với những vắc xin sản xuất trong nước, Việt Nam có thể chủ động được, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế và sẵn sàng phục vụ cho đại dịch. Đây là nền tảng để Việt Nam có thể chủ động được với các đại dịch trong tương lai.

Liên quan đến vắc xin Covid-19, tờ Người Lao động cho biết, lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch: người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid-19 dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); quân đội; công an.

Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước....

Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; người sinh sống tại các vùng có dịch; người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyển cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

Về địa bàn, Chính phủ ưu tiên tiêm trước cho các nhóm đối tượng nói trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch, trong tỉnh, thành phố lại ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng có dịch.

Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.

Theo Báo Dân Sinh

Nguồn: https://baodansinh.vn/vac-xin-covid-19-o-viet-nam-dam-bao-an-toan-tuyet-doi-cho-nguoi-dan-2021022715292641.htm