Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dựa vào rượu là một “chiến lược đối phó vô ích”.

Dù rằng tổ chức này thừa nhận những khó khăn mà nhiều người phải đối mặt để thích nghi khi tình hình cách ly kéo dài và họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng và cô đơn.

Các quan chức y tế cũng cho biết rượu không có khả năng giúp giảm bớt căng thẳng trong tình trạng khẩn cấp và tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên “giảm các chiến lược đối phó không hữu ích như dùng thuốc lá hoặc rượu”.

Rượu bia không chống được Covid-19 mà còn có nguy cơ gây hại sức khỏe

Khuyến nghị được đưa ra sau khi luật mới cấm các nhà bán lẻ ở Anh không được bán rượu bia trong đại dịch Covid-19. 

Theo tin tức từ AFP, 27 người tại Iran tử vong vì ngộ độc methanol sau khi tin vào lời đồn uống rượu có thể giúp tiêu diệt virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) giúp khỏi bệnh COVID-19.

Còn chính quyền Greenland (thuộc Đan Mạch) đã ra lệnh cấm bán đồ uống có cồn kéo dài đến hết ngày 15/4 với hi vọng có thể giúp trẻ em ở hòn đảo này "có được một mùa cách ly an toàn".

Bác sĩ Aiysha Malik, cán bộ kỹ thuật khoa sức khỏe tâm thần của WHO cho biết: “Sử dụng các chất gây nghiện không giúp kiểm soát căng thẳng khi cách ly mà chúng còn có thể làm mọi thứ tồi tệ hơn”.

Bà nói rằng WHO muốn đảm bảo mọi người chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng cách ăn uống lành mạnh mùa dịch, tập thể dục và ngủ đúng cách.

Tiến sĩ Malik nói thêm: "Khi chúng ta ở nhà thường xuyên, quan trọng để tạo được cảm giác thoải mái.

“Giảm thiểu các chiến lược đối phó không có ích cũng có thể quan trọng đối với sức khỏe”

WHO Châu Âu cũng nói rằng các dịch vụ sức khỏe tâm thần cần chuẩn bị nhu cầu tăng lên nhanh chóng do hậu quả của đại dịch.

Các biện pháp cách ly và cách ly xã hội đang khiến mọi người phải tránh những gì họ muốn làm và hạn chế khả năng rời khỏi nhà.

Những người trên 70 tuổi và với những người có sức khỏe tiềm ẩn đang được yêu cầu không rời khỏi nhà.

Bác sĩ Malik tiếp tục: “Hiện tại, người lớn tuổi và những người có tình trạng sức khỏe được xác định là dễ bị tổn thương hơn với Covid-19. Họ nghe nói dễ bị tổn thương sẽ có tâm lý hoảng sợ”

“Tác động tâm lý đối với người cao tuổi có thể bao gồm lo lắng, cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận và cao hơn nữa có thể là suy giảm nhận thức hoặc mất trí nhớ.

Một số người lớn tuổi có thể đã bị cô lập về mặt xã hội trước đó và cảm thấy cô đơn hơn trong tình dịch bệnh hiện nay. Điều đó lại có thể làm suy yếu sức khỏe tâm thần hơn”

Bên cạnh việc không thể phòng chống Covid-19, uống rượu bia còn dẫn đến vô số những hệ lụy cho sức khỏe như:

Làm teo tế bào não

Chỉ 30 giây sau khi bạn uống chén rượu đầu tiên, chất cồn đã tác động đến não bộ. Nó làm tắc nghẽn con đường mà các hóa chất trong não sử dụng để gửi tín hiệu thần kinh. Kết quả là tâm trạng của bạn sẽ thay đổi, phản xạ bị chậm dần đi và bạn cũng mất khả năng giữ thăng bằng.

Rượu cũng tác động đến trí nhớ, bởi vậy, nhiều khi bạn không thể nhớ được mình đã làm những gì trong lúc say.

Gây bệnh gan

Gan là nơi xử lý tất cả chất cồn mà bạn uống vào người. Trong quá trình này, nó phải hứng chịu một đợt tấn công của rất nhiều độc tố.

Nếu tần suất uống rượu lớn, theo thời gian gan sẽ tích tụ nhiều chất béo gọi là gan nhiễm mỡ. Chất béo hạn chế lưu lượng máu đến các tế bào gan, khiến chúng bị suy và mất chức năng, trở thành mô sẹo. Các mô này không thể hoạt động được nữa và được gọi là xơ gan.

Làm tổn thương tuyến tụy, gây tiểu đường, ung thư

Thông thường, tụy là nơi sản xuất insulin, giúp điều hòa nồng độ đường trong máu và một loạt các hooc-môn khác giúp ruột tiêu hóa thức ăn.

Khi uống nhiều rượu, quá trình sản sinh các hooc-môn này sẽ bị gián đoạn hoặc làm chậm. Cùng với đó, các độc chất tích tụ vào tụy có thể gây viêm tụy, dần già dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn.

Một ngày nào đó, khi tuyến tụy bị mất chức năng, không thể tạo ra insulin, bạn sẽ bị mắc tiểu đường type 2. Rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Rối loạn nhịp tim

Một buổi nhậu có thể làm rối loạn tín hiệu điện, thứ đang giúp trái tim bạn đập đều đặn trong lồng ngực. Mặc dù các rối loạn này là tạm thời và sẽ hồi phục, nếu bạn uống rượu thường xuyên, nó có thể trở thành rối loạn vĩnh viễn.

Theo thời gian, uống rượu thường xuyên có thể làm hỏng trái tim của bạn. Các cơ tim co lại và căng ra giống như sợi dây cao su cũ. Kết quả là nó không còn thể bơm máu tới mọi bộ phận cơ thể bạn.

Gây suy yếu hệ thống miễn dịch

Một đêm nhậu có thể khiến bạn bị cảm cúm. Bởi rượu “đạp phanh” hệ thống miễn dịch của bạn. Nó làm giảm số lượng tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra, để chống lại bệnh tật.

Sau khoảng 24 tiếng đồng hồ sau khi uống rượu, bạn nhiều khả năng sẽ bị lây bệnh. Những người uống rượu thường xuyên trong thời gian dài cũng vì thế mà hay bị viêm phổi hoặc lao.

Ảnh hưởng đến khả năng tình dục

Như đã nói, rượu ảnh hưởng và gây rối loạn hooc-môn, những hóa chất kiểm soát mọi thứ từ tốc độ tiêu hóa đến chức năng tình dục của bạn. Để giữ cho mọi thứ hoạt động bình thường, tất cả hooc-môn cần phải được cân bằng.

Nhưng uống rượu ném mọi thứ ra khỏi tầm kiểm soát. Ở phụ nữ, rối loạn hooc-môn có thể làm ngắn chu kỳ kinh nguyệt, gây ra các vấn đề khi mang thai. Ở nam giới, nó có thể khiến họ bị rối loạn cương dương, giảm nồng độ tinh trùng, co rút tinh hoàn thậm chí phát triển vú.

Theo các chuyên gia khi nồng độ cồn máu đạt đến 400mg/100ml bệnh nhân sẽ bị ức chế hô hấp, hôn mê và có thể gây tử vong. Với nồng độ rượu trong máu trên 500mg/100ml thì gây tử vong cho hầu hết người bệnh.

Tử vong do ngộ độc rượu chủ yếu là do ức chế trung khu hô hấp ở hành não, khiến cho bệnh nhân thở chậm, thông khí kém, dẫn đến thiếu ô xy cho não và các cơ quan khác trong cơ thể. Thời gian chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện.

Biểu hiện gồm: Bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, tê yếu chân tay hoặc tê yếu một bên mặt, nói ngọng khi đã tỉnh táo, thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng, ho yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh. Các biểu hiện khác là da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh. Đại tiện, tiểu tiện ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường), nhìn mờ, nhìn một vật thành hai, rối loạn cảm nhận về màu sắc, nôn nhiều... Khi phát hiện người bị ngộ độc rượu hoặc nghi ngờ cần gọi cấp cứu ngay.

Theo Thanh Vân/Đô Thị Mới