Khám thai trong 3 tháng đầu

Cách kiểm chứng đơn giản nhất là mình có thai hay không chính là dùng que thử thai, nếu hiện hai vạch thì có nghĩa là bạn đã mang thai. Tuy nhiên, chắc ăn nhất vẫn là lời khẳng định từ bác sỹ chuyên khoa.

Bác sỹ sẽ đưa ra các câu hỏi về tiền sử mắc bệnh của bạn, đồng thời khám tổng thể để xem bạn có mắc bệnh gì không và cũng sẽ đưa ra ngày dự sinh của bạn.

Khi ở 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu nên thăm khám định kỳ theo lịch khám của bác sỹ. Hãy nhớ đây là giai đoạn nhạy cảm, mọi thứ đều có thể xảy ra và việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn.

Khi ở 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu nên thăm khám định kỳ theo lịch khám của bác sỹ

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường.

Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.

Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ.

Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.

Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”.

Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.

Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ khá quan trọng

Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.

3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều.

Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.

Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12).

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân.

Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.

Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

Để 3 tháng đầu thật khỏe mạnh quan trọng nhất vẫn là lên thực đơn ăn uống tẩm bổ khoa học để mẹ khỏe, con khỏe. Hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái.

Tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sỹ. Đi bộ nhiều. Không thức khuya. Tránh uống bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá.

Nên nhớ, cảm giác mệt mỏi và ốm nghén sẽ mất dần trong thời kỳ tiếp theo nhé.

Theo Châu Anh (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam