Đối với bà bầu, việc bổ sung canxi phải phù hợp và đúng giai đoạn để tốt cho thai nhi.
Bổ sung canxi cho bà bầu
Canxi mặc dù rất tốt nhưng nếu bổ sung dư thừa canxi thì lượng canxi thừa bị đào thải qua nước tiểu có thể gây sỏi tiết niệu hay canxi hóa động mạch. Thừa canxi, thai nhi có thể bị tăng canxi trong máu, khi ra đời, thóp bị kín quá sớm, xương hàm có thể bị biến dạng, rộng và nhô ra trước, không có lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nhưng nếu thiếu canxi, thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển, biến dạng cấu tạo xương. Người mẹ có thể bị đau mỏi xương khớp, chuột rút, trường hợp nặng có thể co giật do hạ canxi máu.
Do vậy, trong quá trình mang thai người mẹ phải bổ sung canxi một cách đúng và đủ. Thường thì, trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng canxi từ người mẹ để tạo xương cho sự lớn lên.
Nhu cầu canxi ở thai phụ tăng lên theo thời gian quý I khoảng 800mg, quý II khoảng 1.000mg, quý III là 1.500mg - do hệ xương của bé ngày càng phát triển nên nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng dần.
Các bà mẹ có thể bổ sung canxi thông qua các chế phẩm cho bà bầu như sữa, bánh quy, thực phẩm chức năng... Đây là việc cần ưu tiên hàng đầu và tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ.
Một số lưu ý khi bổ sung canxi
Trong việc chọn dùng thuốc canxi cho người có thai nên chú ý một số điểm sau: Nếu người có thai không có bệnh lý gì thì dùng thuốc có canxi loại nào cũng được.
Nhưng người có thai bị tăng huyết áp, tiền sản giật có chế độ hạn chế muối natri thì cần thận trọng khi dùng các loại thuốc canxi có lẫn natri (như viên calcium sandoz 500mg, viên Ca C 1.000 sandoz có chứa mỗi viên 275mg natri); người có thai mắc tiểu đường cần thận trọng với các thuốc có hàm lượng đường trong đó (như viên Ca C 1.000 sandoz có lượng đường tương đương 2,27g mỗi viên).
Trường hợp phải dùng thuốc lâu dài thì không nên dùng thuốc canxi có gốc lactate vì khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ sinh ra nhiều acid lactic gây mệt mỏi.
Nếu bổ sung dư thừa canxi thì lượng canxi thừa bị đào thải qua nước tiểu có thể gây sỏi tiết niệu hay canxi hóa động mạch.
Với những thai phụ được bác sĩ chỉ định uống bổ sung canxi thì nên lưu ý:
- Khi bổ sung viên nang canxi, tốt nhất uống sau bữa sáng (hoặc bữa trưa) 1 tiếng đồng hồ (sau bữa sáng là tốt hơn cả). Tránh uống canxi vào buổi tối (đặc biệt không uống trước giờ đi ngủ) vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc ngủ.
Nếu phải uống với liều lượng nhiều, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bởi vì mỗi lần uống, cơ thể chỉ có khả năng hấp thu khoảng 500mg canxi một lúc.
- Tuyệt đối không được dùng quá liều. Mặc dù canxi rất cần thiết cho phụ nữ mang thai (trong 3 tháng đầu, nhu cầu canxi là 800mg mỗi ngày, 3 tháng giữa là 100mg và 3 tháng cuối lên tới 1500mg do xương của thai nhi phát triển nên đòi hỏi nhu cầu canxi tăng) nhưng thai phụ không được lạm dụng bổ sung canxi.
Như đã nói, thừa canxi làm tăng nguy cơ sỏi thận, cản trở cơ thể hấp thu sắt và kẽm có trong các loại thức ăn khác. Bổ sung quá 2.500mg canxi mỗi ngày được coi là quá liều.
- Thai phụ khỏe mạnh có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung canxi với bất kỳ nhãn hiệu nào. Tuy nhiên, với thai phụ bị tiền sản giật, huyết áp cao (cần hạn chế muối natri) thì phải cẩn thận khi bổ sung canxi có chứa muối natri; người mắc tiểu đường thai kỳ thì cần thận trọng với những loại canxi có chứa đường.
- Chọn loại không chứa chì. Có một số nhãn hiệu viên bổ sung canxi có thể chứa hàm lượng nhỏ chì nhưng cũng đủ gây hại cho thai. Vì thế, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về vấn đề này./.