Đổi mới giáo dục trong nhiều cấp
Tại Hội nghị 6, Ban chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19-NQ/TW), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành nghị quyết tổ chức, sắp lại các đơn vị trường học công lập trong lĩnh vực giáo dục.
Theo Nghị quyết, nhiệm vụ được đặt ra là yêu cầu sát nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục đào tạo hoạt động không hiệu quả.
Theo đó, không phải nhất thiết tỉnh nào cũng cần có trường đại học. Các địa phương có thể hình thành các trường liên cấp từ tiểu học cho đến trung học phổ thông.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 19, Bộ GD&ĐT cũng sẽ cho phép các trường mầm non, trung học phổ thông công lập chuyển đổi mô hình ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao.
Mục đích của việc cải tổ các trường đại học là để đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để các trường đại học ở Việt Nam có thể vươn ra tầm cỡ quốc tế.
Đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực
Các trường thuộc lĩnh vực nào sẽ chịu trách nhiệm đào tạo chuyên sâu để phục vụ ngành nghề đó. Ví dụ lĩnh vực sư phạm sẽ phải xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục thật chất lượng.
Các trường thuộc ngành Quân đội, công an sẽ chỉ thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho ngành lực lượng vũ trang. Có nghĩa là sẽ không có hệ dân sự trong các trường này.
Đối với các trường đào tạo nghề như trung cấp, sẽ phải sát vào cao đẳng và giải thể các trường trung cấp, cao đẳng có hoạt động không hiệu quả.
Ngoài việc sắp xếp lại các trường đại học thì quy mô lớp học cũng sẽ được chấn chỉnh, thu nhỏ hơn để phù hợp với điều kiện của từng vùng miền và địa phương.
Điểm mới nhất trong nghị quyết là các doanh nghiệp được khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tự cung tự cấp nhân lực cho chính doanh nghiệp của mình.