Theo thống kê của ngành y tế, tính từ đầu năm 2019 đến thời điểm hiện tại, cả nước có 30 vụ ngộ độc thực phẩm với 806 người mắc, 798 người đi viện, và 5 người đã tử vong.  Đặc biệt, mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các virut phát triển và nguy cơ ngộ độc tăng cao. Mùa hè cảnh giác cao gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa Mùa hè cảnh giác cao gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa

 

Theo thống kê gần đây nhất là tháng 5/2019 vừa qua, Bộ Y tế cho biết, toàn quốc đã xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm làm 220 người mắc, 218 người đi viện, 2 trường hợp tử vong. Nguyên nhân các vụ ngộ độc được xác định: 01/08 vụ do vi sinh vật, 04/08 vụ do độc tố tự nhiên và còn 03/08 vụ chưa xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.

Qua đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Trước khi ăn phải đảm bảo vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm.  Trong sơ chế và rửa thực phẩm hay đun nấu phải sử dụng nguồn nước sạch, thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Tất cả các quy trình đều phải thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” để tránh tối đa ngộ độc từ thực phẩm gây ra.

Đặc biệt, hiện nay việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh gần như phổ biến với rất nhiều gia đình từ nông thôn đến thành phố thì cần phải chú ý cả hai mặt: Lợi và hại của chiếc tủ lạnh.

Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm, hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được, nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo cộng với việc  thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh hay thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín sẽ là nguyên nhân dẫn đến thực phẩm nhanh hỏng và gây hại cho sức khỏe.

Nắm bắt được thực trạng đó, Bộ Y tế cho biết hiện đang tiếp tục tổng hợp ý kiến các Bộ ban ngành, hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm, trình ban hành trong Quý 11/2019. Tiếp tục xây dựng Thông tư truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm- Chất tạo ngọt tổng họp. Phối họp với Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định Thông tư quy định yêu cầu kỹ thuật đối với các chất được sử dụng để bổ sung Vitamin A vào thực phẩm. Chuẩn bị ban hành các Thông tư: Hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm ; Thông tư sữa học đường.

Bộ cũng chỉ đạo Sở Y tế một số tỉnh/thành phố về công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm. Qua đây, từng địa bàn sẽ có phương pháp truyền thông cho cộng đồng cùng nắm được những kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm, để có thể tự ý thức trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình vào mùa hè.

Nguồn: https://congluan.vn/canh-giac-ngo-doc-thuc-pham-tang-cao-vao-mua-he-post63062.html

Theo Báo Công Luận Online