1. Thuốc tránh thai khẩn cấp Mifestad 10: giá 15.000 đồng

 

Sử dụng chất kháng progestin (mifepristone 10 mg) là 1 loại thuốc tránh thai khẩn cấp, loại một viên nén, uống một liều duy nhất.

Thuốc không thay thế biện pháp ngừa thai thường xuyên.Quan hệ tình dục không an toàn sau khi dùng thuốc sẽ tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn.Liều 10 mg không gây sảy thai nhưng không thể ngoại trừ xuất huyết có thể xảy ra trong vai trường hợp nếu phụ nữ có thai.

Không dùng quá 2 lần thuốc Mifestad trong 1 tháng.
 
Có thể kể một số tác dụng phụ như rong huyết (do thuốc làm teo, bong niêm mạc tử cung), nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi và buồn nôn.

2. Thuốc tránh thai khẩn cấp Mifepristone 200mg: giá 120.000 VND một hộp. 

Sử dụng Mifepriston 200 mg như một loại thuốc gây sẩy thai để chấm dứt thai kỳ trong tử cung.

Uống 1 viên 200 mg Mifepristone. 48 giờ sau tiếp tục uống 400 mcg Misoprostol. Ngoài ra, cần uống thuốc giảm đau Paracetamol hoặc Ibuprofen đi kèm.

Hầu hết phụ nữ dùng thuốc này đều có hiện tượng chảy máu âm đạo dài ngày(khoảng 9 ngày), và hiện tượng này không hẳn là hiện tượng thai được tống ra.

Phụ nữ dùng phương pháp này để gây sẩy thai phải được báo trước rằng nếu phương pháp này thất bại, nói khác hơn là thai kỳ vẫn còn, có nguy cơ sẽ sinh đứa con dị dạng. Do đó, rất cần có sự hướng dẫn phương pháp khác để chấm dứt thai kỳ trong lần khám theo dõi kế tiếp ở bệnh viện.

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh hoặc bác bá rằng Mifepristone được bài tiết qua sữa mẹ. Tuy nhiên, vì tính an toàn, khuyến cáo các bệnh nhân nên ngừng cho con bú khoảng 3 – 4 ngày sau khi dùng Mifepristone.

3. Thuốc tránh thai khẩn cấp Mifepristone 10mg: giá 12.000 đồng/viên

Tác dụng trong vòng 120 giờ sau giao hợp uống có 1 viên bạn có thể tránh thai. 

Tác dụng không mong muốn:

Ngoài trễ kinh, các tác dụng ít xảy ra và nhẹ. Các tác dụng phụ thường là: xuất huyết (19%), buồn nôn (14%), nôn (1%), tiêu chảy (5%), đau bụng dưới (14%), mệt (15%), nhức đầu (10), chóng mặt (9%), căng ngực (8%).

Hơn 50% phụ nữ trễ kinh khoảng 2 ngày so với dự kiến và khoảng 9% phụ nữ trễ kinh hơn 7 ngày.

4. Thuốc tránh thai khẩn cấp Happynor 0,75 mg: giá 6.000 đồng

Hộp 1 vỉ 2 viên, uống 1 viên trong khoảng 72h sau giao hợp, tốt nhất là trong vòng 48h sau giao hợp sẽ tăng hiệu quả hơn, viên thứ 2 uống cách viên thứ 1 khoảng 12h.

Tác dụng không mong muốn:

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất trong liệu pháp Levonorgestrel là rối loạn kinh nguyệt (khoảng 5%). Tiếp tục dùng thuốc thì rối loạn kinh nguyệt giảm.

Chảy máu âm đạo thất thường khi sử dụng Levonorgestrel có thể che lấp những triệu chứng của ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung, do đó cần phải định kỳ (6 - 12 tháng) khám phụ khoa để loại trừ ung thư.

Chửa ngoài tử cung xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai uống chỉ có Progestogen.

Nguy cơ này có thể tăng lên khi sử dụng Levonorgestrel dài ngày và thường ở những người tăng cân. ở những phụ nữ đang dùng Levonorgestrel mà có thai hoặc kêu đau vùng bụng dưới thì thầy thuốc cần cảnh giác về khả năng có thai ngoài tử cung.

Bất kỳ người bệnh nào kêu đau vùng bụng dưới đều phải thăm khám để loại trừ có thai ngoài tử cung. Người ta thấy khi dùng Levonorgestrel hoặc thuốc tránh thai uống nguy cơ bị bệnh huyết khối tắc mạch tăng.

Ở người dùng thuốc, nguy cơ đó tăng khoảng 4 lần so với người không dùng thuốc. 

5. Thuốc tránh thai khẩn cấp Bocinor (Levonorgestrel 1,5mg): giá 7.000 đồng

Hộp 1 vỉ x 1 viên nén, thuốc tránh thai khẩn cấp uống ngay sau khi giao hợp trong vòng 72h.  

Levonorgestrel chủ yếu tác động bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng và sự thụ tinh nếu cuộc giao hợp xảy ra vào pha tiền rụng trứng, là thời điểm mà khả năng thụ thai cao nhất.

Thuốc cũng có thể gây ra những thay đổi trong nội mạc tử cung, cản trở sự làm tổ của hợp tử. Thuốc không có tác dụng một khi sự làm tổ đó bắt đầu.

Tác dụng không mong muốn:

Ngoài trễ kinh, các tác dụng ít xẩy ra và nhẹ. Các tác dụng phụ thường là: Buồn nôn (13,7%), mệt mỏi (13,3%), đau  bụng dưới (13,3%), đau đầu (10,3%), chóng mặt (9,6%), Nhũn vú (8,2%), tiêu chảy (3,8%), nôn (1,4%), rối loạn kinh nguyệt (31%), trễ kinh hơn 7 ngày (4,5%).

6. Thuốc tránh thai khẩn cấp CIEL EC: 10.000 đồng

Viên tránh thai khẩn cấp CIEL EC còn đặc biệt cần cho những phụ nữ trẻ có quan hệ lần đầu không dùng biện pháp tránh thai, chưa muốn có thai, hoặc bị cưỡng hiếp






.

Tác dụng không mong muốn:

- Ngoài trễ kinh, các tác dụng ít xảy ra và nhẹ. Các tác dụng phụ thường là: xuất huyết (19%), buồn nôn (14%), nôn (1%), tiêu chảy (5%), đau  bụng dưới (14%), mệt (15%), nhức đầu (10), chóng mặt (9%), căng ngực (8%).

- Hơn 50% phụ nữ trễ kinh khoảng 2 ngày so với dự kiến và khoảng 9% phụ nữ trễ kinh hơn 7 ngày.

7. Thuốc tránh thai khẩn cấp Lys: 5.000 đồng/vỉ


Thuốc tránh thai khẩn cấp Lys được chỉ định dùng cho những phụ nữ có quan hệ tình dục đột xuất (chồng công tác xa, thỉnh thoảng mới gặp), các bà các chị không sử dụng biện pháp tránh thai nào hoặc các biện pháp tránh thai đều không được như: quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, tính sai ngày an toàn, dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) bị tuột, bao cao su bị rách, thủng.

Thuốc tránh thai khẩn cấp Lys còn đặc biệt cần cho những phụ nữ trẻ có quan hệ lần đầu không dùng biện pháp tránh thai, chưa muốn có thai, hoặc bị cưỡng hiếp...

Một số điểm lưu ý:

    - Tất cả các thuốc trên uống liều đầu càng sớm càng tốt sau quan hệ tình dục không được bảo vệ.

    - Thuốc tránh thai khẩn cấp được coi là an toàn (hiệu quả đạt 85%) nhưng không được sử dụng như một biện pháp tránh thai thường xuyên. Trong một tháng không nên dùng quá 2 lần vì càng dùng nhiều thì hiệu quả càng giảm.

    - Có tới 50% số phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bị buồn nôn và nôn. Như vậy, hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm, chưa kể các tác dụng phụ khác như kinh nguyệt không đều, rong huyết, đau đầu, chóng mặt...

    - Nếu sau khi uống bị nôn thì phải uống ngay liều khác để thay thế. Nếu sau khi uống 2 giờ mới nôn thì không cần uống bù.

    - Không dùng viên tránh thai khẩn cấp khi có thai hoặc bị dị ứng với thuốc tránh thai.

8. Thuốc tránh thai khẩn cấp NAPHAMIFE: giá 15.000 đồng

Sử dụng trong vòng 120 giờ sau khi giap hợp. Không dùng NAPHAMIFE quá 02 lần/tháng

Tác dụng phụ:

Tử cung ra máu bất thường

Một số bạn gái sau khi dùng thuốc tránh thai sẽ có hiện tượng ra máu, phần lớn là không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nhưng để có thể hiểu và dùng thuốc một cách an toàn, tốt nhất bạn nên hỏi, có sự tư vấn của bác sỹ, hoặc người có kinh nghiệm để tránh hậu quả không đáng có về sau.

Kỳ nguyệt san thay đổi

Khá nhiều bạn gái sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra theo đúng thời gian trước đó. Nhưng cũng có một số bạn, kỳ nguyệt san sẽ bị chậm hoặc đến sớm hơn thông thường.

Nếu nguyệt san trễ một tuần, bạn nên thử nghiệm nước tiểu, để xác minh sẽ có phải thuốc tránh thai khẩn cấp đã “thất bại”

Đau đầu, chóng mặt, tức ngực

Bạn phải kiên nhẫn. Theo giám đốc Hilda Hutcherson, giáo sư phụ khoa tại đại học Columbia tại New York, “hiện tượng đau đầu, chóng mặt, tức ngực chỉ biến mất khi sau khi dùng thuốc được một thời gian”.

9. Thuốc tránh thai khẩn cấp Postinor 2: 35.000 đồng

Postinor 2 ngừa thai khẩn cấp trong vòng 72 giờ sau cuộc giao hợp không được bảo vệ hoặc phương pháp ngừa thai khác thất bại.




 Postinor-2 không được dùng cho người đã mang thai, và thuốc không có tác dụng phá thai.

Trong trường hợp biện pháp ngừa thai khẩn cấp này thất bại vì đã mang thai, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy không có tác dụng bất lợi nào của progestogen này lên bào thai.

Levonorgestrel qua được sữa mẹ. Tác dụng của levonorgestrel lên trẻ có thể giảm nếu người mẹ uống thuốc ngay sau khi cho con bú, nên tránh cho bú sau mỗi lần dùng Postinor-2.

Tác dụng ngoại ý

Buồn nôn, đau bụng phía dưới, mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng, nhũn vú, nôn, tiêu chảy, xuất huyết bất thường và lấm tấm.

Kiểu hành kinh có thể rối loạn thoáng qua, nhưng hầu hết đều bình thường vào kỳ kinh sau. Nếu trễ kinh hơn 5 ngày, phải xác định là không mang thai.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam