Cho trẻ ăn dặm giai đoạn nào là phù hợp?

Nếu đang có con nhỏ trong độ tuổi ăn dặm, hẳn không ít người thắc mắc nên cho trẻ ăn dặm giai đoạn nào là phù hợp? Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung thực đơn ăn dặm để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng.

Nhiều bà mẹ cho con ăn dặm từ khi trẻ mới 4 tháng tuổi vì nghĩ như vậy con sẽ mau cứng cáp. Thực tế, trong giai đoạn từ 5 đến 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé ăn dặm, đây là giai đoạn phù hợp với đa số các bé trong giai đoạn phát triển này. 

Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm

Sau khi bú no sữa, em bé của bạn vẫn còn khóc và đòi bú thêm.

Em bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.

Trước đây em bé của bạn ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú. Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.

Em bé của bạn trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

Bạn cũng nên lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.

 Cho trẻ ăn dặm tốt nhất trong giai đoạn từ 5, 6 tháng tuổi

 Cho trẻ ăn dặm tốt nhất trong giai đoạn từ 5, 6 tháng tuổi

Những lưu ý khi lựa chọn thực phẩm bổ sung cho bé trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm

Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).;Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.

Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn. Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.

Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.

Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo kem, kẹo que), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.

Theo Gia đình Việt Nam