Dat-cong

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về dat-cong, cập nhật vào ngày: 19/04/2024

Những ngày qua, nhiều người dân phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) lên tiếng phản đối việc sẽ chuyển đổi 1,45ha đất công viên Cầu Giấy, để làm bãi đỗ xe ngầm kết hợp dịch vụ thương mại.

Nhiều ngày qua, người dân xóm 6, xã Thọ Thế (Triệu Sơn, Thanh Hoá) gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan chức năng về việc gia đình ông Lê Hồng Gai xây dựng công trình bể chứa bi ô ga trái phép trên đất công ích của xã. Chi bộ thôn đã họp đề nghị xã này phải thu hồi đất, trả lại mặt bằng để xây dựng công làng, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết…

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận thanh tra việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác trên địa bàn TP. Đà Nẵng, phát hiện số tiền sai phạm hơn 156,3 tỷ đồng.

Ngày 12/2/2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty Cổ phần bất động sản Tú Minh trong việc bán đất tại Khu đô thị mới Quế Võ (Bắc Ninh). Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ làm chủ đầu tư.

Mặt bằng bán lẻ tiếp “mạch cảm hứng"; Đại gia địa ốc “đánh bắt xa bờ"; Doanh nghiệp lo rủi ro pháp lý kích nổ bong bóng bất động sản; Cả gan bán dự án lấp sông, bất chấp mọi cảnh báo... là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Nếu cứ thấy dự án sai phạm là ra quyết định thu hồi một cách cứng nhắc theo kiểu “tham bát bỏ mâm”, sẽ không tránh khỏi việc các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm, thấy mình có thể gặp rủi ro bị thu hồi dự án bất cứ lúc nào thì kể cả có cơ hội lớn doanh nghiệp cũng không dám đầu tư, đặc biệt là khi có những yếu tố liên quan đến đất đai, nhà nước. Đó là chia sẻ của Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO trong chương trình Góc nhìn đa chiều tuần này.

Sẽ không là vấn đề nếu các quyết định hành chính mang tên ‘thu hồi dự án” chỉ nhắm vào những dự án “treo” hàng chục năm, sử dụng sai mục đích hoặc những dự án trì trệ, không hiệu quả. Nhưng nếu mệnh lệnh ấy cứ vô tư “giáng” xuống những doanh nghiệp đang đặt cả số phận, tâm huyết của mình vào dự án với lý do là dự án đó có sai phạm trong quá trình giao đất hay mua bán, chuyển nhượng thì có lẽ hệ lụy sẽ nhiều hơn hiệu quả. Lúc này, Nhà nước có thể bồi thường cho doanh nghiệp về mặt vật chất nhưng uy tín và cơ hội của doanh nghiệp, liệu có thể bồi thường?

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã yêu cầu các sở ngành rà soát cơ sở pháp lý việc ngưng các giao dịch tại 7 khu đất do Tập đoàn Novaland triển khai dự án. Nếu không có quy định pháp luật về việc ngưng giao dịch của người dân mua nhà trong các dự án trên thì phải gỡ bỏ.

Khi một dự án đang được đầu tư, triển khai một cách bài bản bỗng nhiên bị thu hồi vì phát hiện ra sai phạm trong quá trình giao đất hoặc mua bán, chuyển nhượng thì thiệt hại đối với doanh nghiệp, theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường là “không thể bù đắp nổi”. Vậy làm sao để hạn chế hậu quả của việc doanh nghiệp sẽ có thể “ăn phải sạn” khi “nồi cơm” đã được “nấu chín”?

Khẳng định việc thu hồi đất công bị thanh tra sau sai phạm là hoàn toàn đúng đắn, luật sư Nguyễn Sơn Tùng cũng cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải giải quyết thu hồi như thế nào để đảm bảo sự công bằng, không gây thiệt hại với doanh nghiệp. Vị luật sư này khẳng định, doanh nghiệp bị thiệt có quyền khởi kiện đơn vị làm sai.

Trong các điểm nghẽn của thị trường bất động sản, việc tính tiền sử dụng đất hiện nay đang gây cản trở lớn cho các doanh nghiệp khi muốn thực hiện một dự án. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trên.

Hiện nay, hàng loạt khu đất công bị tự ý sang nhượng, cho thuê. Những khu đất “vàng” lẽ ra được dùng để phục vụ công ích “vô tình” bị đổi mục đích sử dụng, rồi những lô đất công bị “dìm” trong các buổi đấu giá... Tình trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi như Đắk Nông, Đắk Lắk…

Hàng trăm nghìn mét vuông đất công ở những vị trí đắc địa được định giá rẻ mạt, bị tư nhân thâu tóm một cách dễ dàng và sử dụng sai mục đích, đáng nói, dù câu chuyện này đã được bàn đi bàn lại rất nhiều lần nhưng có vẻ như đất công vẫn đang tiếp tục bị "chảy máu". Những doanh nghiệp được ví như bach tuộc, đã dùng chiêu trò gì để "hút máu" đất dễ dàng như vậy?

Luật sư cho rằng, việc “mổ xẻ” đất quy hoạch dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông để cho thuê và xây dựng các công trình kiên cố là có dấu hiệu sai phạm rõ ràng. Theo đó, để giải quyết tình trạng này, cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giám sát.

Hàng chục héc-ta đất "vàng" nằm trong quy hoạch dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông đã và đang bị Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông xẻ nhỏ cho thuê một cách thiếu kiểm soát. Một loạt kho bãi, ki- ốt, nhà hàng kiên cố, thậm chí cả sân golf hiện đại vô tư mọc lên trên đất công viên, đi ngược với chỉ đạo của UBND thành phố. Đáng nói, đã hơn một năm trôi qua kể từ khi quận Hà Đông có chỉ đạo xử lý sai phạm nhưng hiện tại “con voi” vẫn đang “chui lọt lỗ kim”, chưa có dấu hiệu của việc tháo dỡ, thu hồi.