Những việc cần chuẩn bị trước kỳ thi THPT Quốc gia 2019
Kiến thức:
+ Phải chú ý các lý thuyết, các kiến thức kinh điển, không có lý thuyết không thể giải bài tập.
+ Không được dấu "dốt": Biết tự kiểm tra lại mình sau mỗi bài, mỗi chương; phần nào vẫn chưa nắm rõ có thể gọi điện hỏi thầy/cô, ba/mẹ, bạn bè, anh/chị những người có khả năng và uy tín trong lĩnh vực cần hỏi hỗ trợ thêm kiến thức cho vững.
+ Không tự ý cắt xén phần ôn tập theo quy định. Không tự an ủi mình rồi dễ dàng bỏ qua, bỏ sót. Không học tủ.
+ Đã đọc các đề thi thử, kiểm tra thử do Bộ GD&ĐT, trường/giáo viên cung cấp hoặc download từ các trang web tuyển sinh. Hãy đọc, hãy giải và làm không dưới 2 lần các đề.
+ Ghi chú cẩn thận các lời khuyên, lời dặn của quý thầy/cô trong quá trình ôn tập và nhớ đọc lại, thực hiện các điều ấy.
+ Không được có suy nghĩ sử dụng tài liệu hay cầu cứu người khác khi đi thi.
+ Không tin vào các tin đồn lộ đề, bán đề.
+ Nắm vững thông tin liên lạc với bạn bè và thầy cô.
+ Hãy nhớ đừng bỏ qua kiến thức lớp 11 nhé (chiếm 20% nội dung đề thi của bạn)
Sức khỏe:
+ Ăn uống điều độ, đủ chất bổ. Không dùng các chất kích thích, các thuốc thức. Cố gắng tăng cường chất dinh dưỡng bằng các thực phẩm sạch và an toàn như: sữa hộp đóng gói, hoa quả tươi ăn chín uống sôi vẫn là biện pháp tốt nhất.
+ Không có quyền và không được phép tham gia các trò chơi, bữa tiệc kéo dài quá 1 tiếng đồng hồ.
+ Không nên bù đầu vào sách vở thâu đêm, đến sát ngày thi rồi cả đến cửa phòng thi mà hãy thư giãn và giảm dần cường độ học tập. Nó sẽ làm cho các bạn căng thẳng, đầu óc rơi vào trạng thái trống rỗng dẫn tới mất bình tĩnh hoảng sợ, một số bạn có thể đột quỵ do áp lực tâm lý.
+ Dành 1, 2 ngày trước khi thi cần thả lỏng, tham gia hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo, chia sẻ cùng gia đình. Đi dạo công viên gần nhà, hóng gió bờ hồ hay “chém gió” cùng đứa bạn thân sẽ giúp mình bớt căng thẳng và lo lắng hơn, giải trí nhẹ nhàng như đi chơi, nghe nhạc, xem tivi…
+ Xác định tinh thần thi là phải đậu.
Những việc cần chuẩn bị trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019
Trước mỗi buổi thi:
+ Cho tất cả các giất tờ cần thiết: giấy báo dự thi, giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ ưu tiên (nếu có).... vào một bì sơ mi trong, để nơi dễ thấy, dễ nhìn hoặc nhờ Ba, Mẹ giữ dùm chính là phép ghi nhớ thần kỳ cho bạn (có thể photo công chứng thêm một bản để dự phòng).
+ Nếu lỡ quên giấy tờ thì báo ngay cho hội đồng thi, sẽ được làm cam kết, đừng chạy vội về nhà (nhưng cố gắng tuyệt đối không để từ "lỡ quên" này đến với bạn)
+ Chuẩn bị 02 cây viết cùng màu, đầy mực. Thường dùng bút bi màu xanh. Tránh dùng bút máy. Có thước kẻ, ê ke, compa, viết chì, gôm, máy tính bỏ túi, Atlat Đại lý Việt Nam, các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Tuyệt đối không dùng bút xoá, không dùng mực màu sáng.
+ Dự trù phương án trời mưa khi đi thi (mang theo áo mưa).
Lưu ý:
+ Máy tính phải thay pin mới. Không mượn máy tính lạ, chưa quen sử dụng. Chú ý các Mod đang có của máy tính (độ, Rad). Chú ý nghiệm thực hay ảo trên máy tính. Bấm máy tính có thể bị nhầm nên phải kiểm tra lại. Máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lý (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì khác). Thí sinh không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.
+ Trường hợp mất Giấy báo dự thi (GBDT): Giấy báo dự thi chỉ có vai trò thông báo cho các TS thông tin về số phòng thi, thời gian thi,… Đến ngày làm thủ tục dự thi (chiều ngày 24/6/2018), TS sẽ được phát Thẻ dự thi để sử dụng trong suốt những ngày thi. Do đó, nếu mất Giấy báo dự thi, TS không cần quá lo lắng vì vẫn được dự thi bình thường, tuy nhiên phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân trong ngày làm thủ tục dự thi.
+ Trường hợp mất Giấy chứng minh nhân dân: Quy chế thi THPT quốc gia quy định, trường hợp thí sinh mất Giấy CMND hoặc các giấy tờ cần thiết khác phải báo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý. Thông thường, để được tiếp tục dự thi, TS phải viết cam đoan, chụp hình tại chỗ, lấy dấu vân tay để tránh trường hợp thi hộ, thi thuê. Nếu đã làm thủ tục xin cấp lại Giấy CMND mà chưa đến hạn được cấp, TS có thể mang theo giấy hẹn khi làm thủ tục dự thi.
Các thí sinh cần xác định tinh thần thi là phải đậu |
Trước giờ thi
+ Ăn sáng đầy đủ sẽ giúp bạn có đủ năng lượng để làm việc hiệu quả, bụng đói sẽ làm giảm đi cái đầu thông minh của bạn (nhớ ăn những thức ăn chín, uống sôi và quen thuộc).
+ Nước có thể giúp bạn chống khát và lấy lại bình tĩnh; Sô-Cô-La có tác dụng kích thích, làm tâm trạng phấn chấn tăng thêm khả năng tập trung của bạn, giúp các bạn có bệnh lý hạ đường huyết sẽ tăng đường huyết rất nhanh. Vì vậy hãy mang theo một chai nước suối, một ít sô-cô-la đã bỏ hết nhãn hiệu, để trong 1 túi nylon sạch - trong.
+ Đến sớm 30 phút - khoảng thời gian thần kỳ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn và đây cũng là khoảng thời gian có thể xử lý tốt nhất những sự cố xảy ra ngoài ý muốn.
+ Nên có đồng hồ đeo tay.
+ Tuyệt đối không mang theo điện thoại di động (dế yêu) vào khu vực thi là giải pháp an toàn nhất.
+ Hít thở sâu sẽ giúp bạn đánh tan nổi lo âu và hồi hộp trước khi bước vào phòng thi.
+ Nhớ tuyệt đối không quên lịch thi hay đi lộn lịch thi nhé nhất là buổi thi của các môn tổ hợp.
Trong khi thi
+ Dò lại họ, tên, ngày sinh, năm sinh, nơi sinh.... Báo ngay với giám thị coi thi nếu có sai sót.
+ Xem kỹ trong ngăn bàn, chung quanh chỗ ngồi của mình xem có tài liệu không.
+ Thí sinh phải ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình. Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp
+ Đừng quá vui mừng khi nhìn thấy đề dễ vì bạn sẽ mang tâm lý chủ quan và cũng đừng quá lo lắng khi đề biết mình mà mình không biết đề, sẽ làm các bạn càng căng thẳng hơn.
+ Khi nhận đề thi, đừng hấp tấp hãy đọc kỹ đề thi trước khi làm. Đặc biệt đối với những môn thi trắc nghiệm, số trang đề thi sẽ nhiều hơn 1. Vì vậy, bạn phải kiểm tra lại đề thi như số trang có bị thiếu hay không, đề thi có bị mất chữ hay không hay đề thi có bị mờ hay không?. Nếu những tình huống đó diễn ra, bạn phải báo ngay với giám thị coi thi chậm nhất 10 phút sau khi phát đề.
+ Có chiến lược cái gì làm trước, làm sau "dễ trước khó sau, khó quá bỏ qua, còn thời gian thì làm lại". Tự tin và quyết đoán.
+ Câu nào có liên quan câu sau thì phải kiểm tra lại trước khi làm tiếp.
+ Không được phép bỏ sót câu hỏi cần làm của bài thi.
Lưu ý:
+ Thí sinh tuyệt đổi không được trao đổi, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. Muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo cán bộ coi thi. Khi được phép nói, thí sinh đứng trình bày công khai với cán bộ coi thi ý kiến của mình;
+ Thí sinh không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ khi vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực màu đỏ). Ngay khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay; thí sinh bảo quản bài thi nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng. Nếu phát hiện có người khác xâm hại đến bài thi của mình phải báo cáo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý;
+ Khi nộp bài thi tự luận, thí sinh phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu trả lời trắc nghiệm (đối với bài thi trắc nghiệm);
+ Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của cán bộ coi thi và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng Điểm thi quyết định.
Trước và trong giờ thi các thí sinh cần chuẩn bị và lưu ý những chi tiết nhỏ nhặt nhất |
Đối với môn thi trắc nghiệm:
+ Thí sinh phải làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT. Chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn.
+ Thí sinh điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi.
+ Câu dễ làm trước, khoanh tròn những câu khó chưa làm được để sau còn thời gian làm lại. + Câu nào có đáp án rồi thì tô chì trực tiếp vào giấy trả lời, không nên ghi hết ngoài giấy nháp sau đó gần hết giờ mới tô vào giấy trả lời, vì thời gian càng gần đến giờ nộp bài, áp lực tâm lý càng căng thẳng sẽ làm bạn tô không chính xác và không kịp "Vội vã sẽ thiếu sót". + Làm xong câu dễ, chuyển sang làm câu khó. Nếu khó quá thì tiến hành đánh lụi (không nên bỏ sót câu nào), tuy nhiên tuyệt đối không đánh lụi theo kiểu zíc zắc. + Thận trọng trong việc lựa chọn đáp án vì sẽ dễ bị đánh lừa. Bởi vì thông thường trong 4 đáp án A, B, C, D, sẽ có 1 đáp án sai nhất (dễ nhận biết, nhìn là thấy ngay), tiến hành áp dụng phương pháp loại trừ đáp án sai nhất. 3 đáp án còn lại sẽ có 1 đáp án đúng nhất còn lại 2 đáp án sẽ dễ đánh lừa thí sinh vì nó có câu trả lời gần giống với đáp án đúng nên phải lựa chọn thận trọng. + Sau khi làm hoàn tất thì dò lại đáp án lần cuối trước khi nộp bài.
+ Đặc biệt đối với bài thi tổ hợp: sau khi kết thúc mỗi môn thi thí sinh cần phải nộp lại đề thi, giấy nháp rồi mới nhận đề thi kế tiếp, thí sinh cần kiểm tra xung quanh xem có sót những giấy tờ nào liên quan đến môn thi trước hay không để tránh trường hợp "tình ngay lý gian". 3 bài thi tổ hợp sẽ có cùng mã đề thi dành cho mỗi thí sinh, vì vậy, khi nhận đề thi của môn kế tiếp phải tiến hành kiểm tra ngay mã đề thi có giống môn vừa thi hay không?, nếu không trùng thì phải báo ngay giám thị.
+ Đừng tự dọa mình bởi: cặp kính không làm nên nhà Bác học vì mỗi thí sinh đều có 1 mã đề riêng. Dò lại bài làm nhiều lần.
Lưu ý:
+ Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ coi thi và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi.
+ Chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số Phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép ra về. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi.
Đối với môn thi tự luận môn Văn:
+ Tuyệt đối không được nộp giấy trắng.
+ Tuyệt đối không được và không nên ghi: “xem tiếp”, “còn nữa”.
+ Không trao đổi và không trông chờ sự giúp đỡ trong phòng thi.
+ Biết dừng bài đúng lúc để dò lại phần làm được.
+ Không bôi đen phần bỏ đi. Không đóng khung hay chú thích cái gì lạ.
+ Kiểm tra thông tin cá nhân trên bài thi, số tờ, ghi đầy đủ trước khi nộp bài, ký tên đúng quy định. Chú ý các lời dặn của Hội đồng thi.
+ Yêu cầu cán bộ coi thi ký và ghi họ tên đầy đủ vào bài thi (nếu thiếu).
+ Chú ý những sự kiện chính trị xã hội và kinh tế nổi bật của Việt Nam trong năm 2018.
Nguyễn Sinh (Tổng hợp)