Do không được duy tu bảo trì thường xuyên, nhiều công trình và hệ thống hạ tầng hư hại, xuống cấp, nguy hiểm kỹ thuật kết cấu công trình và an toàn cho người dân.
Do không được duy tu bảo trì thường xuyên, nhiều chung cư cũ hư hại, xuống cấp, nguy hiểm kỹ thuật kết cấu công trình và an toàn cho người dân

Trên cơ sở Đề án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội sau khi hoàn chỉnh, được phê duyệt, UBND TP, Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ sẽ tiếp tục chỉ đạo, ban hành các kế hoạch, giải pháp, nhiệm vụ, đồng bộ với Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ. Cụ thể, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.

Trong đó, TP dự kiến sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ theo các đối tượng, phân loại quy định của Nghị định số 69. Đồng thời, xây dựng và ban hành Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ giai đoạn 2021- 2025 đối với các chung cư cũ đã có kết quả kiểm định để triển khai thực hiện quy trình tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, dự án đầu tư.

Hà Nội dự kiến chi khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện tổng kiểm tra công tác cải tạo chung cư cũ
Hà Nội dự kiến chi khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện tổng kiểm tra công tác cải tạo chung cư cũ

TP cũng sẽ xây dựng và ban hành Kế hoạch và bố trí nguồn vốn ngân sách lập các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, tổng mặt bằng, đề án quy gom theo 03 mô hình cấp độ: Khu chung cư cũ (quy mô lập quy hoạch chi tiết >2ha); Nhóm chung cư cũ (quy mô lập Tổng mặt bằng <2ha); tập="" hợp="" các="" chung="" cư="" cũ="" độc="" lập,="" đơn="" lẻ="" (quy="" mô="" lập="" tổng="" mặt="" bằng="" nhà="" đơn="" lẻ="" và="" đề="" án="" nghiên="" cứu="" quy="" gom="" tái="" định="" cư="" tại="" chỗ="" trên="" địa="" bàn="" phường,="">

Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong đó quy định rõ 3 trường hợp nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch quy định. Cụ thể, nhà chung cư phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định của pháp luật; Nhà chung cư hết niên hạn sử dụng; Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình ...

Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được quy định theo 3 hình thức là các chủ sở hữu thống nhất lựa chọn, đấu thầu lựa chọn và nhà nước thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách (Điều 113 Luật Nhà ở). Đối với việc tạo lập quỹ nhà tạm cư thực hiện trên cơ sở sử dụng quỹ nhà tái định cư có sẵn, đầu tư xây dựng nhà tạm cư, nhà tái định cư (phục vụ tạm cư) mới bằng vốn ngân sách, nhà ở thương mại, sử dụng quỹ nhà ở xã hội kết hợp.

Cùng với đó, rà soát quỹ đất trống trong các khu chung cư cũ có khả năng giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng tạo lập quỹ nhà tạm cư tại chỗ. UBND TP. Hà Nội giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và cơ quan liên quan triển khai thực hiện kế hoạch.

Trước đó, theo UBND TP Hà Nội, hiện trạng quản lý, sử dụng phức tạp, đan xen trách nhiệm, quyền sử dụng giữa tư nhân, tổ chức, nhà nước. Một số khu có xen kẽ các công trình nhà ở thấp tầng, trụ sở cơ quan, văn phòng, dịch vụ thương mại, hạ tầng xã hội. Diện tích căn hộ chung cư cũ nhỏ dưới 30 m2, từ 30-50 m2/căn, quá tải số người, nhiều hộ dân tự sửa chữa, cơi nới lấn chiếm không gian chung. Đồng thời do không được duy tu bảo trì thường xuyên, công trình và hệ thống hạ tầng hư hại, xuống cấp, nguy hiểm kỹ thuật kết cấu công trình và an toàn cho người dân.

Việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ tại Hà Nội còn nhiều vướng mắc, triển khai chậm
Việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ tại Hà Nội còn nhiều vướng mắc, triển khai chậm

Từ năm 2005-2014, đã hoàn thành cải tạo xây dựng lại 19 dự án và 14 dự án đang triển khai. Từ năm 2014, sau khi Luật ở nhà 2014, Nghị định 100/2015 được ban hành và có hiệu lực thi hành đến nay không có dự án mới nào được bổ sung thêm, tiến độ thực hiện chậm, kém hiệu quả.

Tại Chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị Hà Nội giai đoạn 2021-2025, TP Hà Nội đặt chỉ tiêu triển khai cải tạo, xây dựng lại 2-3 khu chung cư cũ và chuẩn bị triển khai các khu còn lại. 3 khu chung cư cũ được đề xuất cải tạo, xây dựng lại trong giai đoạn 2021-2025 là: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh. Đây là các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp độ D (nguy hiểm đặc biệt, có nguy cơ sụp đổ, phải di dời khẩn cấp các hộ dân).

Theo thống kê, hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư (trong đó có 34 khu có diện tích đất từ 2 ha trở lên và 42 khu có diện tích đất dưới 2 ha) và 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954.

Các chung cư xuống cấp, nguy hiểm tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và nội đô lịch sử; hiện trạng quản lý, sử dụng phức tạp, đan xen trách nhiệm, quyền sử dụng giữa tư nhân, tổ chức, nhà nước; một số khu có xen kẽ các công trình nhà ở thấp tầng, trụ sở cơ quan, văn phòng, dịch vụ thương mại, hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế...)...

 

Theo An An/Đô thị mới

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/ha-noi-du-kien-chi-500-ty-dong-de-tong-kiem-tra-chung-cu-cu-20201231000003164.html