"Cha mẹ luôn mắc phải những sai lầm về việc chăm sóc con cái, nhất là những người lần mới làm cha mẹ. Do vậy cần nhờ đến chăm sóc y tế ngay lập tức khi cảm thấy lo lắng về điều gì đó," Anita Chandra-Puri, MD, một bác sĩ nhi khoa tại Đại học Northwestern Memorial Bác Group, ở Chicagocho biết.

Bác sĩ cũng cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu đau ở trẻ mà luôn đòi hỏi phải đi thăm khám ngay lập tức.

Sốt cao

Với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi nếu sốt cao đến 38 độ, trẻ 3 – 6 tháng sốt hơn 38 độ, 6 đến 2 năm sốt hơn 39 độ thì cha mẹ không nên chần chừ cho bé đi khám bác sỹ.  Nếu bé có những vết đỏ, phát ban khắp cơ thể thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng.

Sốt dài hơn 5 ngày

Khi trẻ bị sốt cao và đã cho con uống thuốc hạ sốt mà nhiệt độ vẫn không giảm thì có thể đây là dấu hiệu bé bị lây nhiễm quá nặng và cơ thể không còn sức để kháng lại.

Các loại vi rút như cảm lạnh hoặc cúm theo mùa có thể kéo dài đến vài ngày, cũng có thể đó là bệnh nhiễm trùng như viêm phổi cần phải điều trị kịp thời.

Sốt và nhức đầu kèm theo phát ban hoặc bầm tím

Có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm màng não. Cha mẹ đừng coi thường vì bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng vì nó lan nhanh và nặng.

Trên da trẻ xuất hiện các nốt ban bất thường

Đây cũng là một trong những triệu chứng nguy hiểm ở trẻ. Nếu mẹ thấy trên da bé xuất hiện Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng vì diễn biến nhanh và nặng.

Những vết ban trên diện rộng mà không giải thích được nguyên nhân thì bé cần được gặp khám bác sĩ ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh Lyme hoặc rối loạn về máu. Nếu con xuất hiện kèm thêm các triệu chứng khác như hôn mê, kích động hoặc khó thở thì càng nguy hiểm hơn.

Xuất hiện nốt ruồi lạ

Theo dõi những nốt ruồi của con từ lúc mới sinh ra, bởi những nốt ruồi này có nguy cơ cao trở thành ác tính. Hàng tháng khi tắm cho con mẹ nên chú ý, nếu nhận thấy nó có thay đổi về màu sắc, kích thước hay hình dạng thì đều ẩn dấu nguy cơ ung thư da.

Đau đầu và nôn

Một cơn đau đầu xảy ra lúc con mới thức dậy hoặc vào giữa đêm kèm theo nôn mửa. Tuy rằng, chứng đau này không nguy hiểm, nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đó là lý do tại sao bạn phải cho bé gặp bác sỹ nhay lập tức.

Tiêu chảy

Môi con khô, hay nôn mửa và đi tiêu chảy nhiều đồng thời da bị dúm lại khi bạn ấn lên nó, thì đây là một trong những triệu chứng của việc mất nước và cần phải bổ sung nước ngay lập tức.

Đưa trẻ đi truyền nước và bổ sung ăn uống nhiều nước để đưa chất lỏng vào cơ thể nếu không bé rất dễ bị sốc.

Môi xanh

Bé đổi màu quanh miệng hoặc con thở hổn hển thường liên quan đến các vấn đề hô hấp. Có thể là bé bị nghẹt thở, dị ứng, lên cơn hen suyễn (có thể xảy ra ở trẻ em vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà, viêm thanh quản.

Mẹ có thể kiểm tra bằng cách đếm hơi thở của con trong vòng 30 giây, sau đó nhân với 2. Tỷ lệ bình thường là dưới 60 đối với trẻ sơ sinh, dưới 40 với trẻ dưới 1 tuổi, dưới 30 cho trẻ từ 1-2 tuổi, dưới 24 đối với trẻ từ 4-10 tuổi.

Sưng mặt

Sưng lưỡi, môi, hoặc mắt, đặc biệt khi kèm theo nôn mửa hoặc ngứa. Đây là báo hiệu phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc uống (công thuốc).

Các triệu chứng có thể là sưng tấy, khó thở, nổi phát ban. Khi thấy con có những dấu hiệu này thì gọi cho bác sĩ, yêu cầu họ chỉ định dùng ngay một loại kháng sinh nào đó trước khi có những hành động tiếp theo.

Nôn mửa khi ngã

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sau một cú ngã, nếu mẹ thấy con có những thay đổi về thần kinh như nhầm lẫn, mất ý thức, hay có triệu chứng nôn mửa, hoặc bị tổn hại cơ thể như gãy xương thì mẹ cần phải báo với bác sĩ.

Mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các dấu hiệu bất thường của trẻ và biết cách xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Theo Thanh Vân/Reatimes