Trẻ nên được ngủ chung hay ngủ riêng?

Trẻ dưới 6 tuần tuổi, nên ngủ gần mẹ. Vì trẻ cần được giữ ấm, theo dõi nhịp thở, phản xạ bú, cách theo dõi tốt nhất là đặt trẻ nằm kề bên mẹ.

Trên 6 tuần tuổi, trẻ càng lớn càng thích cựa quậy, có khi thức dậy và “bi bô” lúc 2 - 3 giờ sáng, hoặc khi đang ngủ nghe tiếng động, tiếng nói chuyện cũng có thể làm trẻ thức giấc. Lúc này, ngủ chung sẽ tạo cho trẻ thói quen và nếu sau 6 tháng mà vẫn ngủ chung, suốt những năm chập chững đi và sau đó nữa trẻ sẽ ngủ với ba, mẹ luôn.

ngu-chung

Những năm tháng đầu đời việc ngủ hay chơi cùng con sẽ là cầu nối tốt nhất giúp trẻ được vỗ về, giải tỏa cảm giác cô độc (Ảnh minh họa)

Có thể nói cho con ngủ riêng từ sớm hay ngủ chung với bố mẹ đều có cái lợi và hại riêng. Ở Việt Nam, ngày xưa không nhiều nhà có điều kiện có phòng riêng, nên trẻ em vẫn hay ngủ chung với ba mẹ, thành thói quen cho đến bây giờ. Và có lẽ chúng ta cũng hiểu cảm giác trẻ thích ngủ với mẹ như thế nào. Trên hết là trẻ có được cảm giác an toàn vì biết có mẹ ở cạnh.

Vì sao người ngủ cùng lại là người gần gũi với trẻ sau này?

Theo nghiên cứu từ tâm lý học, ngủ cùng ai sẽ khiến trẻ sinh ra cảm giác gần gũi với người đó hơn về mặt tâm lý. Ngoài ra, môi trường nuôi dạy cũng tác động lớn tới việc hình thành nhân cách và tư duy của trẻ.

Chỉ khi bé phát triển tới độ tuổi nhất định, có thể nhận thức và ổn định tâm lý thì việc không ngủ cùng mẹ sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Ngược lại, nếu vì điều kiện phải xa mẹ từ nhỏ bé thiếu thốn tình cảm sẽ dần cảm thấy xa lạ.

Trên thực tế, không ít trường hợp trẻ có thể tự lập và học tập xa nhà thời gian dài. Bởi từ khi còn nhỏ, bé không được thiết lập mối liên kết cảm xúc và thiếu sự đồng hành của cha mẹ.

Theo Giadinhvietnam.com