1. Tầng tum là gì?

Tầng tum là tầng trên cùng của ngôi nhà. Cái tên “tum” là tên gọi chỉ 1 phần hạng mục của kiến trúc nhà ở, có công dụng giúp che chắn đi cầu thang.

Tầng tum có các ưu điểm mà chưa có một dạng thiết kế nào thay thế được chính là khả năng chống nóng cho nhà rất tốt, thích hợp với tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta. Hơn nữa còn tạo điểm nhấn sang trọng cho tổng thể ngôi nhà cũng như chi phí xây dựng thêm tầng tum không đáng kể.

Thiết kế tầng tum cho phép chủ nhà tận dụng không gian sống một cách tối ưu nhất. (Ảnh: Internet)

2. Vì sao nên thiết kế tầng tum?

Để lý giải vì sao hiện nay thiết kế tầng tum đang trở thành xu hướng được nhiều gia đình theo đuổi, chúng ta hãy cùng xem xét các yếu tố sau:

Thứ nhất, tính thẩm mỹ. Việc xây dựng thêm một tầng tum không chỉ đáp ứng nhu cầu đẹp, sang trọng của toàn bộ không gian nhà, mà còn giúp tạo thêm không gian rộng rãi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

Thứ hai, thông thường tầng tum sẽ nằm ở vị trí của tầng sân thượng của một tòa nhà. Nếu có thêm tầng tum bạn sẽ có thêm không gian nghỉ chân và thư giãn ở tầng thượng mỗi dịp cuối tuần cùng gia đình. Thú vị đúng không nào.

Thứ ba, với tầng tum trên cùng, bạn có thể tạo được không gian thông thoáng và tận dụng được nguồn sáng tự nhiên, qua đó tạo cho ngôi nhà bạn cảm giác sạch sẽ, thoáng mát và luôn ngập tràn ánh sáng.

3. Chức năng của tầng tum

Khi xây nhà, người thường thiết kế tầng tum vì có thể tận dụng rất nhiều công năng. Tum không chỉ giúp “nới rộng” không gian của căn nhà, giúp tổng thể ngôi nhà trở nên sang trọng, bề thế và mới lạ hơn. Mà khoảng trống tầng tum còn giúp cản nắng, giúp giải quyết các vấn về về ánh sáng, gió, lưu thông không khó, mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà.

Bên canh đó, với những ngôi nhà ống mặt phố có diện tích nhỏ, việc xây thêm tầng tum còn giúp tăng thêm công năng cho ngôi nhà mà không làm gia tăng nhiều chi phí xây dựng. Chủ nhà có thể tận dụng tầng tum để làm phòng thờ, phòng ngủ, nhà kho hoặc để làm không gian phơi phóng quần áo kết hợp với sân trồng rau xanh, trồng cây cảnh, là nơi để thư giãn.

Về phong thủy, nếu là nhà 2 tầng là số chẵn. Nên sẽ không tốt lắm, vì vậy mà chủ nhà thường làm cho thiết kế thêm 1 tum bên trên để cân đối về mặt phong thủy.

Đây cũng là câu trả lời vì sao nhà ống 2 tầng nên xây thêm tầng tum

4. Quy định về thiết kế xây dựng, cách tính diện tích, cao bao nhiêu, tum có dược coi là 1 tầng không?

Cụ thể, tại điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BXD quy định rõ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

 Đặc biệt, đối với công trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các thiết bị công trình (nếu có), phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn, có diện tích không vượt quá 30% diện tích của sàn mái. Quy định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020.

5. Những ý tưởng thiết kế tầng tum độc đáo

Ở tầng này, bạn có thể tận dụng để làm bất kỳ loại phòng nào chẳng hạn như phòng thờ cúng, phòng ngủ, hay phòng chứa đồ đạc đều được. Trước đây, tầng tum xuất hiện phổ biến ở các khu vực nông thôn, tuy nhiên sau nhiều năm trở lại đây chúng bắt đầu được người dân thành phố yêu thích và ứng dụng rộng rãi khi xây dựng nhà.

Tầng tum hoàn toàn có thể sử dụng với nhiều công năng khác nhau.(Ảnh: Internet)

Sử dụng làm nơi cất đồ cho gia đình

Nắm được khái niệm tầng tum là gì, quy định xây dựng tầng tum, bạn có thể biến hóa nó thành không gian cất trữ đồ đạc. Nếu xây nhà, mua nhà đất ở nông thôn, bạn có thể sử dụng tầng tum để cất trữ thóc lúa rất tiện lợi, thông thoáng. Hoặc chỉ đơn giản là bạn cần một nơi để hong quần áo trong những ngày mưa thì cũng có thể bố trí thêm hệ thống dây mắc.

Sử dụng tầng tum làm không gian thư giãn

Những căn nhà phố thường khá chật hẹp và không có nhiều không gian để thư giãn, tận hưởng không khí thoáng mát. Chính vì vậy bạn hãy biến tầng tum thành nơi thư giãn với bộ bàn ghế thoải mái, kệ sách nhỏ xinh, trồng một số loại cây cảnh xanh mát,... để tạo ra một không gian thư giãn thoáng đãng.

Sử dụng tầng tum làm phòng thờ

Phòng thờ thường được bài trí ở những nơi an tĩnh, riêng tư. Chính vì vậy, đặt bàn thờ ở tầng tum là một ý tưởng không tồi. Hơn nữa, phòng thờ cũng không yêu cầu về diện tích lớn hay trần phải cao. Nên dù tầng tum có hơi hạn chế về diện tích cũng không ảnh hưởng nhiều

Sử dụng tầng tum làm phòng ngủ

Trong thời buổi giá nhà đất leo thang, đặc biệt là giá nhà đất tại các thành phố, khu đô thị lớn rất cao. Việc sử dụng một mảnh đất, một căn nhà đã điều may mắn. Chính vì thế, cần tận dụng tối đa diện tích sử dụng, thiết kế và bố trí không gian sao cho hợp lý nhất.

Thông thường, diện tích tầng tum sẽ không quá lớn nên thích hợp cho việc cải thiện thành phòng ngủ đơn cho người lớn (tầng cao lại là trên cùng nên không phù hợp cho trẻ nhỏ). Để tạo không gian riêng tư (do có cầu thang đi lại) chúng ta cần sử dụng rèm che hoặc dựng tường thạch cao để che lại cầu thang lên xuống.

Theo Nguyễn Mây (tổng hợp)/Đô Thị Mới