Mặc dù lợi thế của kiểu thiết kế phòng khách và phòng bếp liền kề là tận dụng hiệu quả không gian; nhưng vấn đề là tính thẩm mỹ và phong thủy khó đảm bảo. Đặc biệt khi thiết kế phòng khách ngoài kết cấu bố cục cách sắp xếp trang trí bạn còn phải quan tâm đến những yếu tố phong thủy.

Thống nhất phong cách thiết kế

Thông thường, một căn hộ sẽ được thiết kế theo một phong cách chung; thống nhất ở màu sắc; nội thất và phong cách thiết kế. Sự thống nhất này đã tạo nên tính hài hòa của căn hộ.

Vì phòng khách và bếp liền nhau trong một căn nhà, nên việc sử dụng cùng một phong cách cho hai phòng này là điều tất yếu. Điều này sẽ tạo ra sự đồng nhất tương đồng để mang tới sự sang trọng.

Vì phòng khách và bếp liền nhau trong một căn nhà, nên việc sử dụng cùng một phong cách cho hai phòng này là điều tất yếu. 

Ngoài ra, phòng khách là chỗ tụ khí của ngôi nhà nên phải duy trì sự ổn định. Vì thế, phòng khách phải là một phòng vuông vức không có góc nhọn; không bố trí đường nội bộ hay hành lang đi xuyên qua phòng khách.

Nếu căn phòng không vuông vắn, bạn hãy đặt chậu cây ở góc nhọn để không khí bị ứ đọng dồn nén vào một chỗ.

Lựa chọn màu sắc nội thất phù hợp cho không gian phòng khách liền bếp

Ghế sofa, tủ bếp, bộ bàn ghế ăn là những vật dụng nội thất không thể thiếu cho phòng bếp và phòng khách. Khi bố trí nội thất cho căn hộ thiết kế liền kề; cần có những lối đi thông thoáng với sự tính toán, ánh sáng cần có sự phân chia đồng đều.

Một số cách chọn nội thất hữu ích là:

Kệ ti vi: chọn mẫu có thiết kế đơn giản. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thư giãn với cách trang trí thoáng đãng nhẹ nhàng.

Bàn trà: Bạn nên chọn mẫu bàn trà được thiết kế theo hình khối ấn tượng để tạo điểm nhấn.

Đèn trần: Lời khuyên từ Nội thất PNF là không nên sử dụng những mẫu đèn chùm cầu kỳ hay quá cá tính.

Vách ngăn: Bạn có thể chọn vách bằng gỗ hay kính đơn giản để phù hợp với loại phòng khách liên thông với bếp này.

Gương: Để căn phòng trông rộng rãi hơn, nhiều gia chủ đặt gương tại khu vực phòng khách. Tuy nhiên, hãy chú ý không treo gương vào góc chéo từ cửa chính bước vào bạn nhé.

Thêm nữa, bạn cũng có thể lựa chọn 2 màu sắc, 2 mảng tường trang trí khác nhau cho những không gian này. Sự độc lập và bổ sung cho nhau về màu sắc, đường nét tạo nên điểm nhấn cho căn phòng, khiến chúng được phân chia rõ ràng nhưng vẫn có sự gắn kết và liên thông.

Phân chia bố cục không gian phòng khách và bếp rõ ràng.

Thông thường, phòng khách được thiết kế thông thoáng, nơi có ánh sáng chiếu được vào nhà một cách tự nhiên. Như vậy, phòng khách sẽ luôn tràn đầy sức sống.

Ngược lại, nhà bếp nên được thiết kế ở góc tối hơn để giữ lửa và tạo sự ấm cúng. Bạn nên bố trí ở phòng bếp thêm một bóng đèn ở nơi đặt bếp hoặc chỗ chế biến thức ăn và rửa dọn hoặc có thể lắp đèn chuyên biệt trong tủ kính đựng chén bát. Ánh sáng đèn sẽ tôn vẻ đẹp của những chén bát bằng sành sứ, pha lê hay thủy tinh, tạo vẻ sang trọng cho căn bếp.

Thiết kế ánh sáng

Ánh sáng là một phần không thể thiếu được của một ngôi nhà. So với các phòng khác phòng khách là nơi tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất. Vì thế không được để phòng khách u tối thiếu ánh sáng mặt trời.

Khi thiết kế cửa chính và cửa sổ cho phòng khách nên để độ rộng tối đa để sử dụng được ánh sáng tự nhiên. Hiện nhiều gia đình thường không xây tường bao mà dùng vách kính rèm để ngăn phòng khách với không gian sân vườn ở bên ngoài, vừa hấp thụ được tối đa ánh sáng thiên nhiên vừa thư giãn với tầm nhìn cây xanh của cảnh bên ngoài.

Ánh sáng là một phần không thể thiếu được của một ngôi nhà.

Để cho phong cách căn nhà của bạn trở nên nổi bật hơn, đây là những bí kíp giúp chọn được đèn chiếu sáng cho khu vực bếp liền phòng khách nhà bạn:

Làm nổi bật màu sơn tường bằng cách sử dụng hệ thống công tắc đèn độc lập cho các đèn lắp đặt ở các khu vực khác nhau.

Những vị trí bạn muốn làm điểm nhấn nên chọn thiết bị chiếu sáng có mức sáng cao hơn một chút.

Bạn có thể chiếu sáng tranh hoặc các vật trang trí khác được treo trên tường trong phòng khách bằng các loại đèn tường, đèn âm tường hoặc đèn hắt.

Nếu khu vực bếp và phòng khách liên thông nhà bạn hơi bé, bạn có thể làm cho nó rộng hơn bằng cách tập trung xử lý chiếu sáng cho một bức tường trong phòng.

Để khiến cho ngôi nhà nổi bật được những góc đẹp nhất, bạn nên dùng đèn âm trần, đèn hốc tường hoặc đèn hắt để chiếu sáng.

Ngoài những điều trên, bạn cũng nên xem cách bài trí hợp phong thủy và trang trí thêm một số đồ đạc tại khu vực phòng khách thông bếp để tạo ra cá tính riêng cho chính ngôi nhà của mình.

Thiết kế hệ thống hỗ trợ thoáng khí

Thiết kế cửa sổ thông thoáng sẽ giúp nhà bếp với các mùi đồ ăn bám trên những bộ ghế sofa hay ảnh hưởng đến phòng khác bạn cần thiết kế cửa sổ thông thoáng trong khu vực nhà bếp hoặc cửa chính rộng để việc quá trình trao đổi không khí dễ dàng tạo sự trong lành trong từng căn phòng. Căn hộ với diện tích hạn chế thì việc cửa sổ thông thoáng sẽ nới rộng thêm không gian tạo cảm giác thoải mái, không bị tù bức và bó hẹp trong một nơi chật chội.

Cây xanh

Cây xanh không những làm tươi mới không khí trong nhà, mà còn được xem là một loại vật dụng trang trí, có tác dụng nhiều mặt trong nhà của bạn.

Cây xanh, cửa sổ và sự gọn gàng là những yếu tố cần thiết để làm thoáng khí trong căn nhà của bạn, nhất là ở phòng bếp.

Theo Nguyễn Mây (tổng hợp)/Đô Thị Mới