1/ Mẹ thiếu kiên nhẫn

Cái gì cũng cần thời gian, nhất là chuyện chăm con, cho con ăn. Đừng sốt ruột nếu bé chậm tăng cân, ăn uống ít. Mẹ có biết trong độ tuổi khoảng 1-5, đa số các bé đều phải trải qua giai đoạn biếng ăn sinh lý. Do đó, mẹ cần hết sức kiên nhẫn khi cho con ăn dặm kiểu Nhật hay bất cứ kiểu gì đi chăng nữa.

Mẹ có thể sử dụng một số mẹo để giúp con hứng thú hơn với bữa ăn của mình. Chẳng hạn mẹ nên làm mới bữa ăn, chia nhỏ bữa ăn hằng ngày của bé, thay vì tạo áp lực thúc ép con ăn một cách độc tài.

ăn dặm, kiểu Nhật, mẹ Việt

Hạn chế dùng tivi, máy tính, điện thoại làm “mồi” để dụ dỗ bé ăn nhiều mẹ nhé. Cách này không tốt cho hệ tiêu hóa, lẫn thị giác của con.

Mẹ cố gắng kiên nhẫn, rồi đâu cũng sẽ vào đó. Mẹ nên nhớ cốt lõi của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là giúp trẻ thêm yêu thích bữa ăn của mình để phát triển toàn diện nhất về mặt thể chất lẫn tinh thần.

2/ Bé không có tính kỷ luật

Thêm một sai lầm mà rất nhiều mẹ mắc phải: Không rèn luyện tính kỷ luật cho bé trong giờ ăn ngay từ đầu. Theo đó, càng lớn hơn, bé càng nghịch ngợm, khó bảo, nhất là trong chuyện ăn uống.

Thử tưởng tượng mãi đến tuổi bé tập đi mẹ mới cho bé ngồi vào ghế tập ăn dặm. Lúc đó, bé sẽ leo trèo, mải chơi và quậy phá thay vì tập trung ăn uống.

ăn dặm, kiểu Nhật, mẹ Việt

Từng loại thực phẩm được chế biến riêng, tuỳ theo độ thô nhất định

Rút kinh nghiệm, ngay từ lúc bé có thể ngồi vững, mẹ nên cho bé tập ngồi ghế riêng, tạo thói quen tự lập và kỷ luật trong giờ ăn. Ăn ra ăn, chơi ra chơi, không vừa ăn vừa chơi rất mất thời gian. Cứ như vậy, mẹ sẽ không phải lo chạy theo bé đút từng thìa cơm khi bé hiếu động chạy quanh nhà.

3/ So sánh “con nhà người ta”

Bỏ ngay thói quen so sánh con mình với con nhà người ta mẹ nhé! Đừng cố tạo áp lực cho bản thân trong chuyện chăm con tăng cân, mũm mĩm. Nếu như vậy, không chỉ có mình mẹ khổ sở, cả trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cho con ăn dặm kiểu Nhật, mẹ phải xác định rằng bé sẽ phát triển đồng đều, lanh lợi và thông minh chứ không thiên về vài ba kg cân nặng.

Lý do mẹ cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật thất bại 1
Vật dụng đặc trưng phục vụ cho các mẹ làm món ăn dặm kiểu Nhật 

4/ Gia đình bất đồng quan điểm 

Nếu không có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về chuyện ăn uống của bé, khả năng cho con ăn dặm kiểu Nhất thất bại là rất cao.

Thông thường, đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến ở những gia đình có nhiều thế hệ chung sống.Mẹ một ý, bà một ý, rốt cuộc không đâu vào đâu.

Vì vậy, phải cùng nhau làm công tác tư tưởng, có như vậy chuyện ăn dặm kiểu Nhật của con mới mong thành công và không bị bỏ cuộc giữa chừng.

5/ Quá chú trọng đến số lượng

Rất nhiều bà mẹ quên mất rằng, điểm cốt lõi nhất của ăn dặm kiểu Nhật là không quá chú trọng đến lượng ăn (không nhất thiết ép bé ăn nhiều). Thay vào đó quan tâm đến sự thích thú của con, khiến con thật sự cảm thấy ăn là một điều thích thú, một “trò hấp dẫn” kích thích bé khám phá không ngừng.

ăn dặm, kiểu Nhật, mẹ Việt
 

 

Phương pháp ăn dặm này giúp bé tránh rơi vào tình trạng chán ăn, sợ ăn; ngược lại, tìm mọi cách để trẻ yêu thích bữa ăn, qua đó phát triển cả về tình cảm và trí tuệ của trẻ.Quên đi cái căn bản thì sẽ khiến cả quá trình thực hiện đi nhầm hướng, vậy mẹ đã đi đúng hướng chưa?

6/ Chưa đa dạng món ăn

Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật là: Thường xuyên đổi món mới. Lưu ý mỗi ngày cho bé thử tối đa 1 món mới, vì nếu cơ thể bé phản ứng, dị ứng sẽ không biết là do thức ăn nào gây nên. Món mới luôn bắt đầu từ 1 muỗng và nên tập ít nhất 2 ngày để xem cơ thể bé có phản ứng gì không.

Và cách chế biến xay nhuyễn rồi trộn lẫn là không thích hợp mẹ nhé. Bởi vì bé cũng có khẩu vị riêng của mình và phân biệt được ngon – dở.

ăn dặm, kiểu Nhật, mẹ Việt

Lệ Hằng (sn 1993) và con gái đầu lòng, bé Donut 2 tuổi hiện đang sống tại Mỹ thành công với phương pháp cho con ăn dặm kiểu Nhật 

Mách mẹ nguyên tắc để cho con ăn dặm kiểu Nhật thành công

- Bố mẹ phải lưu ý với những biểu hiện của trẻ như: bỏ tay vào miệng, nhìn miệng mẹ khi ăn…thì mẹ nên thử cho bé ăn dặm. Nhưng tốt nhất mẹ nên cho trẻ sơ sinh ăn dặm kiểu Nhật khi bé tròn 6 tháng tuổi, không nhất thiết phải cho trẻ ăn dặm khi 5 tháng tuổi.

- Mẹ nên cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều cho bé thích nghi không nên ép bé ăn trong một lúc, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không thích nghi kịp gây rối loạn đường tiêu hóa.

- Nếu trẻ ăn cháo gặp vấn đề như tiêu chảy hay nôn ói thường xuyên thì nên quay lại cho trẻ ăn bột, sau đó đến 8 tháng tuổi thì có thể cho bé ăn cháo trở lại.

- Thống nhất quan điểm trong chuyện ăn uống của con với gia đình.

- Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn.

- Lựa chọn thực phẩm đúng với nhu cầu của bé.

- Tránh cho bé ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, nhiều phụ gia và chất bảo quản.

 

Nguồn: Sức khoẻ nhi/Theo Gia đình Việt Nam