Theo New York Times, thoả thuận giữ Facebook và những công ty phần cứng lớn trên thế giới đã diễn ra trong 10 năm qua mà người dùng không hề hay biết.
Vụ việc thậm chí còn diễn ra trước khi Cambridge Analytica công bố báo cáo về việc Facebook thu thập trái phép thông tin người dùng khiến ông chủ Facebook phải ra điều trần trước quốc hội Mỹ.
Theo Apple Insider, Facebook đã ký cam kết với Uỷ ban Thương mai liên bang Mỹ (FTC) sẽ không chia sẻ dữ liệu cá nhân của người dùng nếu không được sự cho phép của họ. Với việc đặt bút ký cam kết này, Facebook không thể có bất kỳ thoả thuận chia sẻ dữ liệu với bất kỳ bên thứ 3 nào.
Thế nhưng thực tế, hãng này đã bắt tay với ít nhất 60 công ty phần cứng hàng đầu thế giới cho phép họ thu thập thông tin người dùng Facebook ngay cả khi người dùng tắt các chức năng chia sẻ thông tin như hiển thị danh sách bạn bè trên Facebook, tình trạng các mối quan hệ, tôn giáo, quan điểm chính trị,…
Có phải Facebook đã cố tình đánh đổi dữ liệu người dùng đánh đổi lấy những điều kiện để phát triển mạng xã hội này trên các thiết bị của các hãng kể trên trong thời gian 10 năm qua? Điều này nếu đúng thì đây thật sự sẽ là một quả bom thực sự, bởi 10 năm qua, Facebook hóa ra đã phát triển mạnh mẽ dựa trên một hành động vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
Hiện chưa có thống kê lượng dữ liệu người dung mà Facebook đã để các công ty đối tác khai thác trong vụ việc này. Tuy nhiên tới nay, mạng xã hội lớn nhất thế giới vẫn tuyên bố không bi phạm các quy tắc bảo mật cũng như thoả thuận với FTC.
Phía Facebook cho rằng, việc chia sẻ dữ liệu này đơn thuần chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm sử dụng mạng xã hội của người dùng và hãng này không coi những công ty phần cứng đó là bên thứ ba.
Thế nhưng, qua những vụ việc lộ thông tin gần đây, chúng ta cần thận trọng hơn trong việc quản lý dữ liệu cá nhân, tránh những trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng.