Toàn cảnh tình hình bất động sản Việt Nam năm 2020
Có thể nói giai đoạn hơn nửa đầu năm 2020 là “chặng đường đen tối” đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng. Trong đó, phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là bất động sản cho thuê và nghỉ dưỡng, tiếp đó là mảng văn phòng, thị trường nhà ở cũng không được “miễn dịch”.
Đối với thị trường bất động sản cho thuê, dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến khiến thị trường này “ngấm đòn” nhanh. Những đợt giãn cách xã hội và ý thức bảo vệ sức khỏe đã thay đổi phương thức mua sắm của khách hàng.
Thay vì trải nghiệm tại cửa hàng, khách hàng đã chuyển sang sử dụng các ứng dụng công nghệ, kéo theo hàng loạt mặt bằng kinh doanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM giảm giá hoặc treo biển cho thuê, thậm chí phải đóng cửa vì không có khách. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, số lượng người ghé thăm trung tâm thương mại hoặc các không gian bán lẻ cũng bắt đầu gia tăng và có dấu hiệu phục hồi, dù mức này vẫn còn thấp hơn so với trước Covid-19.
Với bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng, một số phân khúc như bất động sản cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang và những dịch vụ phụ thuộc vào nguồn khách du lịch nước ngoài chịu tác động lớn. Tín hiệu đáng mừng là, sau nhiều tháng ngành du lịch gần như "đóng cửa", cơn "khát" du lịch nội địa đang thúc đẩy các tín đồ ưa xê dịch tìm kiếm những nơi mới trong nước, ngay cả những điểm đến quen thuộc cũng mang lại cảm giác hoàn toàn mới sau khoảng thời gian dài cách ly.
Khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) trong tháng 9/2020 với hơn 1.000 người tham gia ghi nhận hơn 20% người muốn du lịch từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021, vào thời điểm lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch. 12,4% có kế hoạch du lịch vào dịp tết Âm lịch, từ tháng 2 - 4/2021, 18,2% số người muốn du lịch vào dịp nghỉ hè (từ tháng 5 - 9/2021) và chỉ có 8,1% số người cho rằng sẽ du lịch muộn hơn.
Bất động sản văn phòng gần như rơi vào giai đoạn “ngủ đông” trong hơn nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, trải qua 2 đợt giãn cách xã hội lớn vào cuối Quý 1 và trong Quý 3 của năm 2020, Việt Nam đã chứng minh được khả năng kiểm soát dịch tốt, mang đến những tín hiệu lạc quan cho nguồn cung dự án và sản phẩm giao dịch bất động sản. Khi có 34,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2019 theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, theo đó là sự gia tăng nhu cầu sử dụng bất động sản văn phòng; chứng minh được tầm quan trọng của loại hình bất động sản này tại Việt Nam dù các CEO đã có cái nhìn “thoáng” hơn về làm việc từ xa.
Riêng thị trường nhà ở đang có những dấu hiệu “ấm” dần. Số liệu từ báo cáo của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, tổng lượng sản phẩm nhà ở được bán trên toàn thị trường trong quí III đạt 73,933 sản phẩm so với hai quý còn lại trong năm.
Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian tới đã bắt đầu khởi sắc, hứa hẹn nhiều thời cơ cho những nhà đầu tư mới có tiềm lực tài chính và quỹ đất tốt bắt đầu gia nhập cuộc chơi.
Tiềm năng của bất động sản Việt Nam trong thời gian tới
Sau gần 12 tháng nhìn lại, đi kèm những thách thức do dịch Covid-19 gây ra, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, thu hút không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả phân khúc. Bên cạnh việc nổi lên như một đất nước an toàn, có nhiều biện pháp chống dịch hiệu quả thì điều tốt nhất mà các nhà đầu tư có thể nhận thấy ở bất động sản Việt Nam là một khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lâu dài. Nhiều nhà đầu tư cũng nhận định, dịch Covid-19 đã đem đến các xu hướng và thời cơ mới cho ngành bất động sản.
Điển hình như trào lưu du lịch tại chỗ (staycation) nở rộ, đang là “lực đỡ” cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, giúp các nhà kinh doanh khách sạn, resort “cầm cự” trong giai đoạn khó khăn do Covid-19 gây ra. Từ đó, các mô hình nghỉ dưỡng nội đô, khách sạn chú trọng thiết kế kiến trúc, resort chăm sóc sức khỏe, khu nghỉ dưỡng phức hợp với trải nghiệm giải trí, ẩm thực độc đáo hoặc nghỉ dưỡng cuối tuần chính là những cơ hội đầy triển vọng thu hút các nhà đầu tư.
Đón đầu tiềm năng này, nhiều chủ đầu tư bất động sản trong và ngoài nước, đặc biệt là các ông lớn trong ngành đã triển khai hàng loạt dự án nghỉ dưỡng khắp cả nước. Không nằm ngoài cuộc đua, Tập đoàn Bất động sản Grace World – một cái tên mới trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản đã xuất hiện với nhiều dự án đáng chú ý.
Định hướng của Grace World là trở thành người dẫn đầu trong các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, căn hộ nội đô trung và cao cấp,… song song với việc phát triển kinh doanh ở lĩnh vực tài chính và xây dựng để tạo dựng vị thế vững chắc cho sự phát triển dài hạn của cả tập đoàn.
Một trong những ưu điểm giúp Grace World tự tin gia nhập thị trường bất động sản trong giai đoạn này chính là tiềm lực tài chính vững mạnh, với sự ủng hộ của nhiều nhà đầu tư lớn và có tên tuổi trong lĩnh vực tài chính, bất động sản. Grace World cũng không che giấu tham vọng tiến hành đợt IPO của mình trong năm 2021.
Định hướng phát triển tập đoàn theo xu hướng đa ngành song Grace World vẫn tập trung phát triển sâu vào từng ngành nghề, sản phẩm chính phù hợp với từng thời điểm. Với kim chỉ nam “đầu tư giá trị, kiến tạo tương lai”, Grace World đã xúc tiến ký kết hợp tác cùng các đối tác quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, quản lý bất động sản. Đây chính là cam kết về chất lượng cho mọi dự án cũng như những tiêu chuẩn cao nhất mà Grace World muốn mang lại cho khách hàng và nhà đầu tư.
Bắt nhịp xu hướng bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp trong thời kỳ “bình thường mới” từ dịch Covid-19, Grace World đẩy mạnh tìm kiếm và sở hữu quỹ đất lớn, đắc địa tại khu trung tâm, khu Đông, Tây, Nam của TP.HCM và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạo tiền đề để Grace World phát triển một dự án nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 6 sao. Đây cũng sẽ là bước đầu tiên trên con đường hiện thực hóa tham vọng “vươn ra biển lớn” của Grace World trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp này tham gia.