Gừng và muối
Để trị ốm nghén, hãy rắc muối lên miếng gừng tươi và ngậm khi cảm thấy buồn nôn.
Gừng khô
Một số phụ nữ không thích mùi hăng và hương vị của gừng tươi, hãy dùng gừng khô để giảm các triệu chứng. Trên thực tế, một gam gừng, bất kể loại nào, uống trong 4 ngày có thể giảm 5 lần tỷ lệ ốm nghén và buồn nôn.
Nước ép gừng
Có một số người không dùng được cả gừng khô và gừng tươi. Trong trường hợp này, nước ép gừng có thể có giúp ích. Xay một vài lát gừng tươi ở tốc độ cao và thêm vào một nửa cốc nước, một chút muối và vài giọt chanh. Uống nước này khi cảm thấy buồn nôn sẽ giúp bạn giảm triệu chứng.
Gừng muối chua
Chúng ta thường thận trọng khi dùng muối và dầu ăn để tạo thành món muối chua, nhưng vị cay và thơm của gừng muối chua là một cách tuyệt vời để kiểm soát buồn nôn và nôn nếu được dùng thích hợp.
Kẹo gừng
Nếu bạn không có điều kiện làm nước gừng hoặc cắt lát gừng, kẹo gừng có thể giúp bạn kiểm soát được những cơn buồn nôn liên tục.
Gừng nghiền và chanh
Một cách khác để chống buồn nôn và nôn trong thai kỳ là nhỏ vài giọt nước chanh vào một thìa gừng xay nhuyễn, sau đó ngậm. Loại hỗn hợp này giúp bạn hồi phục sau cơn nôn và cảm thấy tốt hơn.
Nước mía + gừng tươi
Nước mía 100ml, gừng tươi 10g.
Gừng rửa sạch, giã nát, cho vài giọt vào cốc nước mía, quấy đều, hâm nóng rồi uống.
Dùng để trị trường hợp phụ nữ mang thai nôn mửa, miệng đắng khát nước hoặc nôn khan.
Cá diếc + sa nhân + gừng tươi
Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ.
Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng cá, đun nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.
Dùng cho phụ nữ nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, tay chân rã rời, có thể bị phù nhẹ hai chi dưới./.