Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp với một số địa phương tiếp tục thanh tra chuyên đề diện rộng về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư có nhiều đơn thư khiếu nại của cư dân. Đối với việc thanh tra chuyên ngành sẽ thực hiện thanh tra công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại một số dự án do Bộ (ngành), tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư và công tác quản lý nhà nước ngành xây dựng tại các tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó thanh tra về thực hiện việc dành quỹ đất để đầu tư, phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị ở 11 tỉnh, thành trên.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao Chánh thanh tra Bộ tổ chức triển khai, đôn đốc việc thực hiện theo kế hoạch thanh tra, định kỳ báo cáo Bộ trưởng theo quy định. 

Bộ Xây dựng sẽ thanh tra diện rộng phí bảo trì chung cư, đất nhà xã hội trong năm 2022
Bộ Xây dựng sẽ thanh tra diện rộng phí bảo trì chung cư, đất nhà xã hội trong năm 2022

Tính từ đầu năm 2021 đến nay, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành 24 kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý về kinh tế 348,26 tỉ đồng. Trong đó có 4 kết luận thanh tra công quản lý nhà nước về xây dựng và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, yêu cầu xử lý về kinh tế số tiền 3,3 tỉ đồng; ban hành 7 quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 602,5 triệu đồng.

18 kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, kết luận đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải thực hiện gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán số liệu để chuyển sang ngay trong vòng 10 ngày cho ban quản trị nhà chung cư, tổng số kinh phí bảo trì là hơn 344,96 tỉ đồng.

Thanh tra Bộ Xây dựng cũng buộc chủ đầu tư trả lại trong thời hạn 20 ngày với diện tích 2.080 m2 lấn chiếm phần sở hữu, sử dụng chung về cho cư dân (tương đương số tiền khoảng 62,4 tỉ đồng). Đây là lần đầu tiên vấn đề phí bảo trì chung cư được Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện thanh tra. Sau khi kết luận được công bố nhiều điểm nóng về quỹ bảo trì ở các chung cư đã giải quyết được những bức xúc đã tồn tại, kéo dài suốt nhiều năm qua.

Trước đó, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng..., Bộ Xây dựng sẽ quản lý chặt chẽ các hoạt động thanh tra tại doanh nghiệp

Cụ thể, Bộ Xây dựng phân định rõ quyền, trách nhiệm, phạm vi, nội dung và đổi mới phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh đó, ngành tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp. Đồng thời, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật của các chủ sở có thẩm quyền trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp Nhà nước.

Bộ Xây dựng sẽ quản lý chặt chẽ các hoạt động thanh tra tại doanh nghiệp
Bộ Xây dựng sẽ quản lý chặt chẽ các hoạt động thanh tra tại doanh nghiệp

Yêu cầu, bảo đảm 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch của cơ quan có chức năng thanh tra không bị trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian. Tất cả công chức trực tiếp giám sát doanh nghiệp nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản trị doanh nghiệp, chính sách pháp luật có liên quan; 100% báo cáo giám sát, kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra được công khai trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước. Mọi kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra được thực hiện nghiêm túc.

Tiếp tục hoàn thiện quy định về thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng phân định rõ thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những bất cập của pháp luật, lực lượng làm nhiệm vụ phải báo cáo Bộ Xây dựng để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi,... Từ đó, kịp thời tháo gỡ, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.

Khiếu nại liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung gồm: Chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho ban quản trị (có 54 chung cư chiếm 11,8% tổng số tranh chấp và chiếm 79% tranh chấp liên quan đến kinh phí bảo trì); các bên không thống nhất được số liệu quyết toán để xác định kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải bàn giao cho ban quản trị (có 10 chung cư, chiếm 22% tổng số tranh chấp và chiếm 14,7% tranh chấp liên quan đến kinh phí bảo trì.

Số lượng nhà chung cư mà chủ đầu tư không nộp kinh phí bảo trì đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư là 2, chiếm 2,9% tranh chấp liên quan đến kinh phí bảo trì. Số lượng nhà chung cư mà chủ đầu tư chiếm dụng kinh phí bảo trì để sử dụng vào mục đích khác là 1, chiếm 1,5% tranh chấp. Số lượng nhà chung cư mà chủ đầu tư không công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì là 1, chiếm 1,5% tranh chấp - Số liệu của Bộ xây dựng.

Theo An An/Đô thị mới

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/bo-xay-dung-thanh-tra-dien-rong-phi-bao-tri-chung-cu-noxh-20201231000004475.html